<![CDATA[Blog Nuôi Dạy Con]]>https://nuoidaycon.blog/https://nuoidaycon.blog/favicon.pngBlog Nuôi Dạy Conhttps://nuoidaycon.blog/Ghost 5.61Thu, 15 Feb 2024 09:48:37 GMT60<![CDATA[Tự nhiên mà sống]]>
Photo by Alexander Schimmeck on Unsplash

"Hãy uống nước từ dòng suối nơi ngựa uống

Con ngựa chẳng bao giờ uống nướ

]]>
https://nuoidaycon.blog/tu-nhien-ma-song/64f36b3f69afad04bdd85e49Fri, 12 Mar 2021 07:28:46 GMT
Photo by Alexander Schimmeck on Unsplash
Tự nhiên mà sống

"Hãy uống nước từ dòng suối nơi ngựa uống

Con ngựa chẳng bao giờ uống nước xấu đâu

Hãy đặt giường nơi chú mèo nằm ngủ

Ăn trái cây có dấu vết của chú sâu

Hãy chọn nấm có côn trùng đậu lại

Hãy trồng cây nơi chuột chũi dũi đất lên

Xây nhà bạn nơi rắn nằm sưởi ấm

Đào giếng nơi loài chim tránh nắng rền

Đi ngủ và thức giấc cùng lũ chim - bạn gặt hái những ngày vàng thóc lúa

Ăn nhiều màu xanh - bạn có đôi chân và trái tim khỏe như những sinh vật rừng sâu

Bơi thường xuyên, bạn sẽ thấy mình sống trên trái đất như cá trong làn nước

Ngắm bầu trời luôn khi có thể, suy nghĩ bạn sẽ nhẹ bẫng và trong suốt

Hãy im lặng nhiều, nói thật ít - sự tĩnh lặng sẽ đến trong tim, tâm hồn bạn an tĩnh và tràn đầy bình yên."

Bản dịch của Nguyễn Quỳnh Mai

Cre: Ngôi nhà bình an

]]>
<![CDATA[Top 5 sách Nuôi dạy con thay đổi tư duy làm cha mẹ]]>https://nuoidaycon.blog/review-sach-nuoi-day-con/64f36b3f69afad04bdd85e46Tue, 14 Jul 2020 09:00:30 GMT

Mình đọc kha khá sách nuôi dạy con với tư cách là một người mẹ trung bình muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con. Mình cảm thấy rất may mắn mình được bạn bè tặng và giới thiệu những cuốn sách tuyệt vời đó để đọc bên cạnh những hướng dẫn theo truyền thống của các bà, các mẹ, thế hệ đi trước. Tất nhiên, mình không áp dụng tất cả, mà học ở mỗi cuốn một chút, mỗi người một chút để thử áp dụng cho con mình.

Sau khi nuôi dạy 2 con theo cách khá hiện đại nhưng tôn trọng tối đa bản chất và sự phát triển tự nhiên của con, mình xin chia sẻ Top 5 cuốn sách Nuôi dạy con mình tâm đắc nhất và hiệu quả nhất với mình để các ba mẹ tham khảo. Mình sẽ nói rõ phần nào mình thấy hay và áp dụng được trong cuốn sách đó, và phần mình không thích lắm, vì sao. Ba mẹ nào quan tâm có thể tham khảo nhé!

Mình chia sẻ và thực sự hi vọng các ba mẹ đọc Top 5 cuốn sách Nuôi dạy con mình giới thiệu dưới đây, vì nó rất khác với cách tiếp cận truyền thống của chúng ta trong việc nuôi dạy con. Bên cạnh đó, cuộc sống hiện đại ngày nay đã khác rất xa 30 năm trước khi cha mẹ chúng ta nuôi chúng ta lớn lên, việc nuôi dạy con đã có những bối cảnh khác - đặc biệt là dạy con - và chúng ta cần phương pháp hoặc ít nhất là một định hướng rõ ràng về việc chúng ta muốn con trở thành như thế nào qua những cuốn sách hiện đại phù hợp. Cha mẹ lười học "nghề làm cha mẹ" - yêu thương sai cách, thực sự là một cách hại con, đau đớn không thể cứu vãn.

Bách khoa Toàn thư Nuôi dạy trẻ (3 tâp) - Bác sĩ Nhi khoa Matsuda Michio (Nhật)

Top 5 sách Nuôi dạy con thay đổi tư duy làm cha mẹ

Đây là cuốn sách mình thích nhất dù là một trong những cuốn mình đọc muộn nhất, sau khi sinh bé thứ 2 và đã áp dụng đủ thứ học được từ sách khác cho bé đầu tiên.

Quả thật, không phải tự nhiên mà cuốn Bách khoa toàn thư nuôi dạy trẻ là bộ sách “gối đầu giường” của các cha mẹ Nhật suốt gần 50 năm qua, được tái bản nhiều lần với nội dung được bổ sung, cập nhật liên tục, bán được hơn 2 triệu bản ở nước Nhật và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Nội dung cuốn sách rất gần với văn hoá của Việt Nam và dễ tiếp cận hơn cho người Việt so với phong cách nuôi dạy con của Âu Mỹ. Sách chia mục lục thành những tình huống, vấn đề thường gặp, dễ dàng cho cha mẹ tra cứu những nội dung liên quan đến con mình và có thể bỏ qua những nội dung còn lại.

Bên cạnh đó, điểm mình thích nhất là những phương pháp và kinh nghiệm này đều dựa vào bản chất và sự phát triển tự nhiên của trẻ - do đó, bất kể là cuốn sách đã xuất bản 50 năm trước thì giá trị nội dung vẫn vô cùng phù hợp.

Khoa học có thể thay đổi, nghiên cứu này sẽ xuất hiện và phủ nhận những gì nghiên cứu trước đây đã khẳng định, nhưng tự nhiên là điều tồn tại mãi, chúng ta không thể không chấp nhận. Ví dụ như thay vì áp dụng cái gọi là chu kỳ ăn-chơi-ngủ EASY theo sách Nuôi con không phải là cuộc chiến tham khảo của nguồn sách Mỹ, thì bác sỹ này sẽ bảo mẹ quan sát con với các dấu hiệu để biết khi nào con tỉnh táo thì chơi, đói bụng thì cho ăn, buồn ngủ thì cho ngủ. Thay vì chăm chăm theo dõi Wonder Weeks (phát triển kỹ năng mới - thay đổi giai đoạn) thì chỉ cần tôn trọng bé, kiên nhẫn quan sát bé, nếu bé cau có khó chịu thì vẫn nên ôm ấp, vỗ về để bé cảm nhận được sự thông cảm và tình yêu thương của mẹ. Qua giai đoạn đó bé sẽ lại vui vẻ và phát triển thêm một bậc. Mình đã bỏ vụ đếm tuần của con từ đó.

Quan điểm của bác sĩ là mỗi trẻ mỗi khác, các mốc phát triển khác nhau, nhu cầu khác nhau, năng lực khác nhau... nên cha mẹ cần quan sát và hiểu con để giúp con lớn lên tự nhiên nhất, khoẻ mạnh nhất, tự tin nhất và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình - chứ không phải của ai khác.

Top 5 sách Nuôi dạy con thay đổi tư duy làm cha mẹ

Cuốn sách rất thành công trong việc động viên bậc cha mẹ tự tin vào bản năng và quan sát của mình, với tình yêu thương không ai có thể sánh bằng dành cho con. Mình đã trở nên tự tin hơn và không quá cứng nhắc tin tưởng vào những "phương pháp" của người khác, cuốn sách, internet... để nuôi dạy con mình.

Giọng viết khá gần gũi, tự nhiên như tâm sự chứ không "học thuật" như những cuốn khác, thỉnh thoảng có những so sánh ẩn dụ hết sức buồn cười, đáng yêu. Ví dụ:

Top 5 sách Nuôi dạy con thay đổi tư duy làm cha mẹ

Điều mình không thích là chất lượng đóng sách. Mình đọc không quá nhiều lần nhưng gáy sách dán keo không tốt nên các trang sách tự động rớt ra. Và sách hiện tại đã ngừng xuất bản nên rất khó mua.

Để con được ốm - Bác sĩ Trí Đoàn và Uyên Bùi (Việt Nam)

Top 5 sách Nuôi dạy con thay đổi tư duy làm cha mẹ

Cuốn sách này nói về việc chăm sóc sức khoẻ cho bé theo dạng bách khoa tra cứu, đa số là dành cho trẻ sơ sinh, không liên quan nhiều đến sự phát triển về trí tuệ hay tính cách của bé.

Tuy nhiên, mình đánh giá cuốn sách rất cao vì nó khuyến khích cha mẹ bình tĩnh và xử lý đúng đắn trước những áp lực về sự phát triển thể chất của con cũng như khi con ốm. Nội dung những lời khuyên tôn trọng di truyền, bản chất và tốc độ phát triển tự nhiên của từng trẻ.

Đây cũng là một cuốn sách do người Việt viết giữa rừng sách dịch từ nước ngoài. Bên cạnh cuốn này, cũng có một cuốn của Bác sỹ Trần Thị Huyên Thảo mang tên Chào con, ba mẹ đã sẵn sàng! Mình đánh giá cuốn này dài hơn và không "đột phá" bằng cuốn Để con được ốm, nhưng cũng rất đáng hoan nghênh và đáng đọc!

Điểm mình không thích là phần tâm sự của bà mẹ, khá dài dòng. Mình thường bỏ qua, đi thẳng đến cách xử lý vấn đề khi con ốm - vì mình coi cuốn sách này như một cuốn Bách khoa để tra cứu hơn là tìm sự đồng cảm của những người mẹ.

Kỷ luật tích cực với tình yêu và giới hạn - Jerry Wyckoff, Barbara C. Unell

Đây là cuốn sách đề cập về tâm lý, hành vi và sự hình thành tính cách của trẻ. Cuốn này thích hợp cho ba mẹ có con từ 18 tháng trở lên, tuy nhiên, cha mẹ có con nhỏ có thể tham khảo trước để có những bước đệm hình thành kỷ luật tích cực cho con từ sớm.

Gia đình với người Châu Á quan trọng hơn Âu, Mỹ - con cái và thế hệ sau rất quan trọng với cuộc sống của cha mẹ. Vì vậy, dù cha mẹ nào cũng yêu thương con, người Việt thường nuông chiều con và dành những gì tốt đẹp nhất cho con, còn để bù đắp lại cho cuộc sống thiếu thốn của chính mình trước đây, vô tình hình thành những hành vi xấu, trở thành tính cách xấu, và vận mệnh xấu cho con sau này. Mình gặp rất nhiều hành vi này ở các bé xung quanh mình, bắt nạt, ăn vạ, chửi thề, lề mề, ỷ lại,... Hay còn gọi là TRẺ KHÔNG NGOAN.

Cuốn sách Kỷ luật tích cực này thực sự rất cần thiết để định hướng cho cha mẹ Việt về cách dạy con có phần tỉnh táo, thực tế nhưng hiệu quả của người Âu Mỹ. Đó là cách xây dựng mối quan hệ tích cực giữa cha mẹ và con cái dựa trên:

  • Tình yêu thương là vô bờ bến
  • Đạo đức thì phải vào khuôn khổ, hành vi phải có giới hạn

Mình thích nhất chính là sự tích cực của cuốn sách. Dù các con vào khuôn khổ nhưng là cách tích cực, tôn trọng TÍNH CÁCH BẨM SINH TỰ NHIÊN của con, không đánh đập, la mắng, bắt khuôn vào một mẫu y chang như nhau theo cách của Châu Á. Mình chưa đọc cuốn "Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương" của tác giả Trung Quốc chắc vì mình không thích cái tựa đề, hehe, nếu đổi là "kỷ luật" thì còn ok.

Top 5 sách Nuôi dạy con thay đổi tư duy làm cha mẹ

Các con vui vẻ chấp nhận không khóc lóc, cha mẹ vui vẻ thấy con hình thành hành vi tốt. Cả nhà đều vui! Chỉ cần ba mẹ khéo léo học từ sách này.

Điều mình không thích là dịch giả Mẹ Ong Bông dịch quá sát bản tiếng Anh, không thoát ý, vài chỗ ngôn ngữ cực kỳ học thuật và khó hiểu với người bình thường. Thỉnh thoảng đọc câu tiếng Việt mà mình đọc được luôn cả câu tiếng Anh tác giả viết. Mình cũng không mong đợi Mẹ ấy dịch được như Lý Lan trong Harry Potter, nhưng thực sự là quá khó hiểu. Hi vọng nếu có tái bản thì sách sẽ được biên tập lại phần dịch này tốt hơn!

Nuôi con không phải là Cuộc chiến - Hachun Lyonet, Bubu Hương, Mẹ Ong Bông

Đây là cuốn sách đầu tiên mình đọc khi có bé đầu tiên và ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy nuôi dạy con của mình, giống như là "Từ ấy" của Tố Hữu vậy á. À, thì ra nuôi dạy con theo khoa học và để giảm mệt mỏi cho cha mẹ lẫn con là như thế này. Mình nghĩ các mẹ nên tham khảo cuốn này để biết các trường phái chăm sóc bé sơ sinh đang thịnh hành, và hình thành nhận thức về việc nuôi con theo khoa học, để xây dựng tư duy phản biện là nó khác với nuôi con truyền thống xa đến thế nào. :)

Cuốn sách chú trọng đến trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Phần mình đánh giá cao là phần về lịch sinh hoạt của con và cho con ăn dặm. Tác giả tóm tắt và hệ thống lại những phương pháp phổ biến nhất của các tác giả nổi tiếng quốc tế, luận điểm chính của từng phương pháp, lựa chọn và kết hợp các phương pháp cho bé như thế nào...

Tuy nhiên, cuốn sách này cũng đã làm mình khá căng thẳng khi nuôi con vì mình áp dụng hơi máy móc, canh giờ, canh số lượng... thay vì quan sát và đọc tín hiệu của con. Mình cố gắng luyện ăn luyện ngủ cho con nhưng không đành lòng vì bé khóc rất dữ dội (chứ không phải là không thành công!). Mình chắc chắn rất nhiều mẹ đang vùng vẫy trong ma trận nuôi con khoa học theo cuốn sách này.

Do đó, mình review cuốn này cuối cùng, vì mình thấy khá áp lực và hoang mang khi đọc nó, dường như nó dành cho những bà mẹ có trái tim sắt và cái đầu tỉnh phát sợ của Phương Tây - mình không có khả năng này.

Từ khi có bé thứ 2, mình đã tự tin cho con bú mẹ trực tiếp 100%, nhẹ nhàng đọc tín hiệu của con tốt, cho con bú, cho con ngủ đúng nhu cầu của con. Ăn dặm cũng linh hoạt hơn dựa vào sở thích của con. Đúng với tinh thần của cuốn sách Bách khoa Toàn thư nuôi dạy trẻ mà mình thích nhất trên đây. Bé thứ 2 nhà mình, may mắn thay, cực kỳ vui vẻ, dễ chịu, khoẻ mạnh, và tiến bộ vượt bậc so với anh nó, mẹ nó thì tự tin phơi phới làm cái blog này. :D

Một điều khác mình không thích là cách sắp xếp nội dung của sách khá lộn xộn, có thể do 3 tác giả cùng viết nên format của từng chương không thống nhất. Phần phương pháp lẫn lộn với phần Q&A (Hỏi đáp), khó tra cứu.

Nuôi dạy con để có một đứa trẻ trí tuệ, hạnh phúc - Thầy Trong Suốt

Đây là một bài nói chuyện về việc dạy con, không phải là sách, nhưng mình thật sự rất tâm đắc. Mình không theo đạo Phật, nhưng tin tưởng vào trí tuệ của Phật pháp vì mình liên hệ và xác nhận được với chính bản thân mình. Đây giống như là định hướng dạy con nói chung cho cha mẹ, không đi vào phương pháp hay vấn đề cụ thể.

Top 5 sách Nuôi dạy con thay đổi tư duy làm cha mẹ

Nguồn bài nói chuyện: https://trongsuot.com/nuoi-day-con-theo-tinh-than-phat-phap-de-co-mot-dua-tre-tri-tue-phan-1/#4

Theo bài nói chuyện, bản thân cha mẹ và con cái đều có trí tuệ của Phật pháp để có được hạnh phúc trong cuộc sống, đó chính là giúp trẻ biết được: Nhân quả, vô thường, bất toại nguyện.

Quan sát, trải nghiệm từ những người xung quanh, và "triết lý hoá" từ những cuốn sách self-help như "Quẳng gánh lo đi và vui sống", "Phi lý trí", "Cuộc cách mạng một cọng rơm"..., mình thấy những triết lý trong bài nói chuyện này là khá khoa học và tổng quát. Năng lực và bản chất mỗi đứa trẻ là bẩm sinh, cách các con phản ứng với mọi điều trong cuộc sống là điều chúng ta có thể giúp con kiểm soát và quyết định.

Chúng ta cố gắng hết sức để sống tử tế hơn, tinh tấn hơn, thành công hơn (nhân quả), nhưng nếu không gặp may mắn (vô thường), mọi việc không xảy ra như ý muốn (bất toại nguyện) thì cũng không lấy làm đau khổ. Hạnh phúc hay không cũng chính là do chúng ta tự cảm nhận, biết chấp nhận, vượt qua, và vui với những gì chúng ta đang có mỗi ngày.

"Cẩn thận nhân quả là một phần rất quan trọng của hạnh phúc. Có nhiều người không muốn làm điều xấu, nhưng ý thức của họ không được rõ ràng nên đôi khi họ vẫn làm điều xấu, nhưng nếu cẩn thận rất sớm thì khả năng gây điều xấu giảm hẳn đi. Luật nhân quả là khi ít gây điều xấu cho người khác thì người khác ít gây điều xấu cho mình, đời mình nó bình an hơn, đó là một phần của hạnh phúc."

"Mọi thứ luôn biến đổi, không bao giờ đứng yên cả. Hôm nay có ngày mai mất, hôm nay được khen ngày mai bị chê đó là bình thường. Người nào chấp nhận được vô thường thì đời họ hạnh phúc."

“Bản chất cuộc đời là bất toại nguyện, bố mẹ cũng bất toại nguyện, ai cũng bất toại nguyện cả!”. Bố mẹ cũng bất toại nguyện, vì bản chất cuộc đời là bất toại nguyện, thì lớn lên nếu nó bị cả cơ quan hiểu lầm, thì tối thiểu nó không tự tử, vì nó thấy thế là bình thường.

"Trí tuệ là gì? Là hiểu bản chất cuộc đời này không thể lúc nào cũng theo ý mình được. Trí khôn là gì? Làm những điều để cho cuộc đời theo ý mình, thành công trong cuộc sống, nhưng trí tuệ còn hơn cả trí khôn. Vừa biết cách thành công nhưng vừa chấp nhận được thất bại, thì phải dạy cho nó cả hai, thế mới đúng. Nếu mình dạy cho nó một thứ thì thiếu sót."

Những điều này, trước khi chúng ta giúp con suy nghĩ và hành động được như thế, thì bản thân chúng ta cũng phải "giác ngộ" và làm gương cho con! Quả thật không dễ. Nhưng ai cũng mưu cầu hạnh phúc, vì mình, vì con, chúng ta sẽ làm được.


Hi vọng review của mình trên đây có ích với mọi người!

]]>
<![CDATA[Là phụ nữ cóc cần PHẢI đẹp]]>https://nuoidaycon.blog/la-phu-nu-coc-can-phai-dep/64f36b3f69afad04bdd85e45Fri, 10 Jul 2020 08:36:07 GMTLà phụ nữ cóc cần PHẢI đẹp
Photo by Septian simon on Unsplash
Là phụ nữ cóc cần PHẢI đẹp

Ngồi làm việc ở quán cafe bên trong một Trung tâm mua sắm lớn, tôi bất chợt nhìn bâng quơ ra ngoài trong lúc suy nghĩ. Oạch, hết cả hồn! 2 cô bé còn mặc đồng phục học sinh, cao chưa đầy mét bốn mươi, khuôn mặt ngây thơ, da dẻ mịn màng… Đáng lẽ là đẹp! Ngoại trừ 2 đôi môi với 2 màu đỏ nâu và tím đậm. Chắc phim kinh dị nào đó đang hot trong giới tuổi teen nhỉ?

Thỉnh thoảng lướt Facebook, tôi cũng thấy không ít bạn bè mình chụp hình đăng ảnh, ăn bận trang điểm lộng lẫy. Không ít chị em bạn bè xăm mày xăm môi, nâng mi sữa mũi. Không phải là không đẹp, nhưng bình thường bản thân tôi đã gặp họ, đã biết họ, và vẫn luôn thấy họ đẹp rồi.

Cuối tuần, tôi gặp mấy cô bạn thân “nối khố”, thời gian lớn lên cùng nhau nay đã lên đến số 25 năm. Gặp nhau vẫn luôn nhắc lại hồi mới dậy thì cứ đo chiều cao, cân nặng với nhau. Lại không quên than phiền về những thay đổi như tóc bạc tóc rụng, mỡ bụng mỡ đùi, 3 vòng xập xệ. Nhưng nói chung, bạn bè lâu năm có cùng kiểu sống, đứa nào cũng khá đơn giản, tự nhiên. Một cô bạn chịu khó đầu tư sắc đẹp nhất - cũng chỉ dừng lại ở đánh son môi và nhuộm tóc, tạo kiểu - nói, thời buổi này, thấy bản thân mình không thích trang điểm làm đẹp cũng là một bất lợi.

Truyền thông và marketing cho các hãng mỹ phẩm suốt ngày ra rả “LÀ PHỤ NỮ PHẢI ĐẸP!”. Quả nhiên là công hiệu! Các bé gái chưa dậy thì đã biết son phấn. Chị em ít nhiều cũng rành mấy bước chăm sóc da phức tạp, tối tối sáng sáng dành nhiều thời gian chăm sóc làn da và trang điềm xinh đẹp đi học, đi làm. Bọn đàn ông con giai tha hồ ý tứ nhìn hoặc ngoái cổ dòm, chị em tha hồ phớt tỉnh ăng-lê dù trong lòng cũng thích, hihi.

Nhưng mà khoan… Có gì đó sai sai…

Mỗi ngày đều đẹp.

Kể cả những ngày “si rô dâu” làm chị em mất không ít máu, làn môi và làn da vẫn hồng, hay thật!

Tối hôm trước việc dí tới đít, đi làm về muộn, còn phải mang việc về nhà làm đến khuya mà hôm sau mắt vẫn phượng, mày vẫn ngài, tài thật!

Chưa kể những việc giày vò sức khoẻ và cảm xúc khác diễn ra trong cuộc sống chị em, như thất tình, bản thân ốm, con đau, cha mẹ nẳm viện, chồng ngoại tình… mà vẫn phải xinh đẹp! Như bà Thảo, ra toà li dị ông Vũ, mà cũng phải đẹp mới được.

Là phụ nữ cóc cần PHẢI đẹp

Chắc một số chị em bị truyền thông tẩy não nên rất hâm mộ nỗ lực đẹp mỗi ngày, mọi lúc mọi nơi như thế. Cũng luôn muốn hướng đến một hình tượng “phải đẹp” hiên ngang sừng sững bất kể hoàn cảnh như thế!

Nhưng bản thân tôi lại thấy thật vất vả cho các chị em quá rồi!

Phải có công ăn việc làm, phải biết nữ công gia chánh, phải biết nuôi dạy con, phải biết chăm sóc gia đình, phải biết dung hoà các mối quan hệ, lại còn phải đẹp! Phụ nữ rảnh quá hay sao mà cứ PHẢI đủ thứ vậy, hả các bạn?

PHỤ NỮ VỐN ĐÃ ĐẸP. Bạn đừng nghi ngờ điều đó, và không cần “quá cố” để đẹp.

PHỤ NỮ CÓC CẦN PHẢI ĐẸP, nhưng cứ tự nhiên mà đẹp như mình vốn là.

Thiếu nữ có vẻ đẹp của thiếu nữ, trung niên có vẻ đẹp của trung niên, lão bà có vẻ đẹp của lão bà. Không cần lúc nào cũng phải như cô gái đôi mươi, trẻ gái thì muốn cho già đời, người già thì muốn cho trẻ mãi!

Cứ tự nhiên đón nhận hình hài ba mẹ cho, thay đổi đời cho, và tự tin mình đẹp!

Với tôi, tôi cóc cần phải đẹp. Tôi cần biết rõ bản thân mình. Tôi cần tự tin, tự tin từ trong bản thân tôi ra, không cần so sánh với ai hay đú trend gì cả. Tôi để mặt mộc thường xuyên, để nhìn thấy bản thân mình được chân thực hơn.

Khi tôi mệt, “đèn đỏ”, tôi cần nhìn sắc da của chính mình và biết mình phải điều chỉnh ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi thế nào để khoẻ hơn. Người xung quanh cũng nên biết tình trạng sức khoẻ của tôi để tôn trọng nhu cầu cá nhân mà đừng rủ tôi ăn trưa cafe xuyên trưa khi đêm trước tôi mất ngủ. Chồng tôi cần nhìn sắc mặt tôi mà cân nhắc có nên “ăn thịt” hay không. Ngay cả cậu con trai 5 tuổi của tôi, khi thấy sắc mặt mẹ mệt, dù rất muốn đọc sách cùng mẹ, nhưng biết rón rén nhẹ nhàng mở cửa phòng đến nhìn xem mẹ ngủ chưa, thấy mẹ nhắm mắt thì lại nhẹ nhàng rón rén đóng cửa đi ra.

Overtime, gia đình có chuyện khiến tinh thần mệt mỏi, tôi cũng cần nhìn thấy sự tiều tuỵ của chính mình, thương mình thêm một chút, gặm nhấm thêm chút nữa rồi cố gắng giải quyết cho xong và vượt qua cho sớm.

Khi tôi già đi, tôi vẫn muốn thấy mình có nếp nhăn, có tóc bạc, có đồi mồi, để nhắc nhở tôi rằng tôi không còn trẻ, tôi cần làm gì tiếp theo cho cuộc đời ngắn ngủi còn lại.

Tất nhiên cũng không nên để mình quá nhếch nhác hoặc trở nên lập dị không giống ai. Tôi chọn cho mình một phong cách thời trang hợp với phong cách sống của mình, giúp mình lịch sự và thoải mái. Những dịp đặc biệt cũng cần đẹp hơn một chút để tôn trọng mình và những người cùng tham dự.

Khi phụ nữ quá quan tâm đến bản thân mình, sự quan tâm dành cho người khác sẽ ít lại, vì chúng ta chỉ có 24h mỗi ngày. Nếu dành thời gian mua sắm, làm tóc, làm móng… thì ít có thời gian để đọc sách, học kỹ năng mới, trò chuyện cùng cha mẹ, chồng con, bạn bè thân thiết. Chiều sâu trong các mối quan hệ và trong các vấn đề của cuộc sống nằm ở thời gian chúng ta “đầu tư” đó.

Nét đẹp nội tâm và sự thư thái trong tâm hồn tạo nên thần thái, là cái thu hút và giữ chân những mối quan hệ.

Người phụ nữ nhân hậu, biết yêu thương, thông cảm với người khác (-> không nhỏ mọn, tiêu cực), suy nghĩ đơn giản một chút, biết vui với những điều nhỏ bé, tự nhiên toát ra bên ngoài nét ưa nhìn, đáng yêu, dù không "đẹp" nhưng lại rất vừa mắt đẹp lòng.

Đó chính là tự tin từ bên trong. Phụ nữ nên làm đẹp để mình tự tin hơn. Đừng làm đẹp vì mình phải đẹp, phải hơn người, phải nổi bật.

Làm sao để khi tẩy đi lớp trang điểm, tự mình vẫn thấy mình tươi tắn.

Khi nhìn mình trong gương dù trần trụi hay sửa soạn, vẫn thấy mình là chính mình.

Khi nhìn vào cuộc sống của mình, vẫn luôn thấy mình đã và đang hạnh phúc, yêu đời.

Đừng để áp lực phải đẹp bên ngoài làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, niềm vui và sự tinh tấn trong cuộc sống của chính mình nhé, người đẹp ơi!

]]>
<![CDATA[Top 5 loại cây cho nhà có trẻ nhỏ]]>https://nuoidaycon.blog/top-5-loai-cay-trong-nha-tot-cho-tre-nho/64f36b3f69afad04bdd85e44Fri, 26 Jun 2020 09:16:49 GMT

Rất nhiều vấn đề tâm lý của thời đại chúng ta đều bắt nguồn từ việc con người càng ngày càng xa rời thiên nhiên và quá gần với thế giới duy vật chất. Với trẻ nhỏ, việc được tiếp xúc với thiên nhiên từ sớm là cực kỳ quan trọng cho tâm lý và sự phát triển cân bằng của các con.

Được tắm trong ánh nắng mặt trời và nước mát mỗi ngày, được hít thở không khí trong lành, được làm quen thích nghi với môi trường xung quanh, được nhìn thấy màu xanh, được chơi cùng và nhìn con vật, cây cỏ lớn lên... chính là những điều kiện lớn lên tuyệt vời nhất cho các con.

Bạn có thể rõ ràng cảm nhận mình tĩnh tâm và đầy năng lượng khi đứng dưới một gốc cây to vào ngày nắng, hay ngồi trên mỏm đá nhìn ra biển rộng bao la, thì trẻ nhỏ còn nhạy cảm hơn chúng ta gấp nhiều lần. Thật tốt nếu các con được tiếp nhận nguồn năng lượng bất tận này.

Top 5 loại cây cho nhà có trẻ nhỏ
Khoảng xanh trong nhà lọc không khí và có lợi cho tâm sinh lý của trẻ

Với cuộc sống thành phố bận rộn và chật hẹp hiện nay, nếu không thể đưa con ra ngoài nhiều, ba mẹ có thể tự mình tạo ra không gian xanh tại nhà từ những loại cây dễ sống, đẹp, tốt và thân thiện với trẻ nhỏ.

Mình đã tìm hiểu và trồng thử nhiều loại cây trong nhà lẫn ngoài sân thượng. Sau đây là 5 loại cây tốt nhất cho trẻ nhỏ mình xin phép review cho các ông bố bà mẹ nào quan tâm, và muốn trồng một khu vườn be bé tại nhà. Mình cũng kèm theo một số lưu ý nhỏ khi chăm sóc chúng, ba mẹ bỏ túi và cùng con trồng thử nhé!

Cỏ nhện hay Lan chi

Bạn Cỏ nhên này nằm đầu tiên trong danh sách vì bạn ấy ngoài đẹp thanh thoát ra thì còn thải ra ô-xi cả ngày lẫn đêm, sống rất dai và sinh sản rất nhanh.

Top 5 loại cây cho nhà có trẻ nhỏ

Bạn này là cây không ưa nắng trực tiếp. Ba mẹ có thể trồng trong phòng ngủ để thanh lọc không khí và tiếp nhận lượng oxy quý giá vào ban đêm. Cây này treo ở ngoài ban công chỗ ít nắng, nắng gián tiếp, hay trồng dưới các gốc cây khác đều đem lại giá trị thẩm mỹ và thanh lọc không khí rất cao. Nếu trồng trong chậu đặt trên sàn, ba mẹ dùng chậu cao một chút để khi có vòi thì không bị bết xuống đất.

Bạn này mua hết 30-45k một chậu lớn cỡ bằng... vòng đầu của người lớn. Lúc mua, ba mẹ để ý chọn những chậu có nhiều nhánh con rũ xuống thì chứng tỏ cây đã trồng lâu và khoẻ mạnh.

Nếu cây mua về chưa có vòi, trồng được một thời gian khoảng 2-3 tháng, từ cây sẽ mọc ra một số vòi dài rũ xuống, có hoa nhỏ xíu màu trắng tinh khôi. Cây này còn được gọi là Lan chi (nhành lan) là vậy. Từ những bông hoa này sẽ hình thành các cây con, có rễ, lúc này chúng ta có thể ngắt những cây con này trồng vào chậu khác. Thế là lại có 1 bụi Cỏ nhện khác. Chỉ cần 1 năm, bạn đã có 1 vườn cỏ nhện, dễ như ăn kẹo, chỉ sợ thiếu chậu và không gian trồng mà thôi.

ĐỪNG TƯỚI NHIỀU! Cỏ nhện ưa đất hơi khô một chút, mỗi tuần chỉ nên tưới từ 1-2 lần nếu để trong nhà. Nếu để bên ngoài mùa nắng, nên tưới cách ngày, mùa mưa tránh để bị úng nước. Không tưới quá nhiều, đảm bảo sẽ rất khó chết.

Mỗi 2 tháng ba mẹ có thể bón cho bạn ấy nửa muỗng cafe NPK hoặc 1 nắm tay phân trùn quế. Nếu để trong phòng ngủ thì chúng ta xới nhẹ đất phía xa gốc lên, bỏ phân, rồi lấp lại, để giảm thiểu mùi. Thỉnh thoảng cho bạn ấy ra ngoài chỗ râm mát vài ngày đến một tuần sẽ giúp bạn ấy hồi phục trước khi tiếp tục vào nhà, chăm chỉ cung cấp ô-xi cho gia chủ.

Lưỡi hổ hay Lưỡi mèo

Dáng đứng thẳng tắp và vằn vện rất ngầu, nhưng bạn này cũng như Cỏ nhện, cực kỳ dịu dàng thải ra ô-xi cả ngày lẫn đêm, thanh lọc không khí cho ba mẹ và các con tha hồ hít thở.

Top 5 loại cây cho nhà có trẻ nhỏ

Cùng một họ, nhưng có khá nhiều loại và kiểu dáng cây. Lưỡi hổ giống Việt cao hơn nửa mét, đậm màu xanh, có thể chịu nắng tốt, giá từ 25-40k/chậu. Lưỡi hổ Thái cao nhiều vện vàng, ưa bóng, giá 30-50k. Lưỡi mèo thấp dưới 30cm, lá tròn mập, 40-60k/chậu.

Bạn này cũng ưa khô và không thích ánh nắng trực tiếp, chỉ cần tưới 1-2 lần/tuần nếu để trong nhà là bạn ấy sống khoẻ. Chăm sóc về cơ bản là giống y như Cỏ nhện.

Muốn nhân giống bạn ấy cũng dễ như ăn bánh. Chỉ cần cắt ra thành những đoạn nhỏ và cắm xuống đất ẩm, tưới cách ngày, 2 tuần sau sẽ mọc rễ và 6 tháng - 1 năm sẽ mọc cao lên thành 1 cây mới.

Để tăng giá trị thẩm mỹ với phong cách "ngầu xà bầu" của bạn Lưỡi hổ/Lưỡi mèo này, ba mẹ có thể chọn mua những chậu có dáng cao hoặc vuông cao, một phần là để phần mũi nhọn cao hơn so với chiều cao của con, tránh vô tình đâm vào mắt. Ba mẹ có thể trồng đệm một ít trầu bà hoặc cỏ nhện rũ ở dưới chân cây Lưỡi hổ, trông cứ như thác đổ, vừa cương vừa nhu, vừa dữ dội vừa dịu dàng, giống như "hổ nhà nuôi được". Hihi.

Trầu bà hay Vạn niên thanh

Cây này trong tiếng Anh gọi là Money Plant, ý mong mỏi là trồng cây này thì tiền cũng sẽ dễ "nuôi", dễ "đẻ" như bạn này, và hiếm khi khi "mất đi". Phải nói đây là loài cây bất diệt, bạn nào trồng mà để chết được thì chắc không nên nghĩ đến việc thử trồng cây nào khác nữa. Mất tiền (mua cây) là phải! :D

Top 5 loại cây cho nhà có trẻ nhỏ

Bạn này ưa nước, ưa bóng, tránh ánh nắng trực tiếp và có thể trồng thuỷ canh, miễn cứ có nước, không cần dinh dưỡng gì, bạn ấy vẫn có thể sống phây phây. Tuy nhiên, trồng trong đất đủ dinh dưỡng, lá sẽ to và mướt hơn.

Nhưng khác với Top 2 là Cỏ nhện và Lưỡi hổ, bạn này không nên trồng trong phòng ngủ, vì không thần thánh thải ra ô-xi ban đêm. Tuy vậy, trồng bạn ở phòng khách, bếp, nhà vệ sinh và ban công lại rất tốt vì bạn có thể lọc không khí cực kỳ tốt.

Bạn này rẻ bèo, đi chôm 1 dây ngoài hàng rào của nhà nào đó, hoặc đi xin về đều không ảnh hưởng gì tới hoà bình thế giới cả. Muốn nhân giống bạn cũng dễ như ăn kem, ngắt ra thành từng đoạn theo đốt trên thân và cắm xuống đất ẩm hoặc xuống nước là bạn tự mọc rễ sau 2 tuần.

Ăn kẹo rồi, ăn bánh rồi, ăn kem rồi, chúng ta ăn tiếp loại cây xếp thứ 4 trong top 5 loại cây trồng tốt nhất cho nhà có trẻ nhỏ nhé!

Húng chanh hay Tần dày lá

Bạn này lá đẹp, mềm mại, dễ sống, phát triển nhanh mạnh, có mùi thơm nồng và còn có thể nấu ăn, chữa bệnh ho cho trẻ nhỏ.

Top 5 loại cây cho nhà có trẻ nhỏ

Có bạn này trong nhà kỳ diệu lắm nhé! Nếu nấu canh chua mà không có rau thơm nêm, mình hái 2-3 lá xé hoặc cắt sợi lớn cỡ sợi bánh canh là có nồi canh thơm ngon. Nếu bé bị ho, mình giã lấy nước cho xíu mật ong hoặc đường rồi dụ dỗ bé nhấp nhấp, thì sẽ nhanh khỏi. Côn trùng cắn, dị ứng da cũng có thể dùng lá vò nát đắp lên.

Bạn này ưa nắng nên ba mẹ chọn chỗ nào có nhiều nắng nhất trong nhà để bạn ấy sống được tốt nha! Hãy tưới ẩm đất mỗi ngày vào mùa nắng, cách ngày vào mùa mưa. Lưu ý thoát nước cho bạn này, vì bạn không chịu được úng nước. Thỉnh thoảng ba mẹ bón nắm phân trùn quế hoặc nửa muỗng cafe phân NPK (15 ngày sau mới được dùng lá) là bạn ấy lên phơi phới và nhảy nhánh thành bụi rất nhanh.

Nhân giống cũng dễ như ăn sinh tố, bẻ cành giâm xuống đất ẩm là sống thôi.

Đinh lăng

Đinh lăng là cây cực kỳ phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ. Bạn ấy có dáng khá đẹp, giống như một cái cây tán rộng thu nhỏ, với một thân cây trụ và chùm lá rậm rạp. Bạn ấy cũng còn có thể ăn được, làm thuốc được, nên trẻ có lỡ bẻ cành bứt lá nếm thử cũng không vấn đề gì. Tác dụng thanh lọc không khí thì không phải bàn rồi.

Top 5 loại cây cho nhà có trẻ nhỏ

Đặc biệt, bạn ấy rất dễ chịu, có thể thích nghi trên nhiều loại đất và khí hậu, sống dai năm này qua năm khác mà không cần chăm sóc quá nhiều, chịu hạn, chịu bóng tốt. Cũng như Tần dày lá, đinh lăng lại chịu úng rất kém, nên chỉ cần tưới ẩm 1-2 lần/tuần là được.

Lá của bạn ấy có mùi thơm hăng hắc lúc tươi, ăn kèm với các món nem chua, gỏi được. Khi phơi khô lên thì mùi cực kỳ dễ chịu. Cây đinh lăng nhà mình đã được bao nhiêu nhà có em bé xin về để phơi khô, sao lên trên chảo nóng, rồi hạ thổ (đặt nhanh xuống đất cho nguội hẳn), vò nát rồi trộn với bông, làm ruột gối nằm cho em bé, giúp bé ngủ ngon.

Phải nói là thơm qua năm tháng luôn. Bé lớn nhà mình đã gần 6 tuổi nhưng gối của con bà ngoại làm cho từ lúc sơ sinh vẫn còn thơm mùi đinh lăng. Người lớn nằm nghe đồn còn giúp tăng trí nhớ - nhưng cái này mình không kiểm chứng được, chỉ thấy thơm mùi cỏ cây khô rất dễ chịu thôi.


Trên đây là chia sẻ của mình về Top 5 loại cây trồng tốt cho gia đình có trẻ nhỏ. Bên cạnh tốt thì còn rất dễ trồng và "biết điều" không đòi hỏi phải chăm sóc quá nhiều. Thế nhưng lợi ích mà các bạn này mang lại về thể chất lẫn tinh thần cho cả gia đình là không thể kể hết được.

Mình thực sự mong mỏi ba mẹ có thể đầu tư chút thời gian cùng con thử trồng và chăm sóc 5 loại cây này trước. Sau khi thấy thích, ba mẹ có thể trồng thêm một số hoa hoặc cây ăn trái trong nhà và cùng con ngắm chúng lớn lên, đơm hoa, kết trái.

Top 5 loại cây cho nhà có trẻ nhỏ
Bé nhà mình thích thú ngắm và ngửi hoa hồng

Mình là một tay "sát cây" có tiếng, phần lớn là do mình cưng chúng nó quá mà tưới rất chăm, kể cả những cây không thích quá nhiều nước như 5 loại cây trên đây. Mình rút ra bài học là chăm con cũng như chăm cây, chăm quá sẽ chết yểu hoặc yếu ớt, phải hiểu được đặc tính của cây, của con để chăm cho phù hợp mới đảm bảo sự sống và phát triển tối đa.

Nào, ba mẹ bắt tay vào trồng cây đi thôi!


Mình cũng lưu ý thêm với ba mẹ một số loại cây trong nhà phổ biến nhưng không phù hợp cho nhà có trẻ nhỏ là:

  1. Đại phú: nhựa của lá gây ngứa, nếu trẻ nhỏ bứt phải sẽ ngứa và sưng đỏ.
Top 5 loại cây cho nhà có trẻ nhỏ

2. Nha đam hoặc Xương rồng: có thể thải Oxi ban đêm nhưng rất nhọn và nguy hiểm với trẻ nhỏ.

Top 5 loại cây cho nhà có trẻ nhỏ

3. Kim phát tài: lá bạn này có độc nên lỡ trẻ nuốt phải sẽ rất nguy hiểm.

Top 5 loại cây cho nhà có trẻ nhỏ

Ba mẹ lưu ý nhé!

Share, like hoặc comment giúp mẹ bỉm sữa nếu bài viết có ấn tượng gì với bạn nhé!

]]>
<![CDATA[Trẻ em thông thái hơn ta tưởng]]>https://nuoidaycon.blog/tre-em-that-thong-thai/64f36b3f69afad04bdd85e43Fri, 26 Jun 2020 06:22:14 GMT

Mỗi tối, sau khi giảm ánh sáng đèn ngủ, Thiện được mẹ nằm xoa lưng và tâm sự với mẹ.

– Mẹ: Mẹ yêu Thiện lắm! Ba Thanh em An cũng yêu Thiện lắm! (ngày nào mẹ cũng muốn được nói lời này với con, nhưng với ba thì rất mắc cỡ haha)

– Thiện: Con yêu mẹ. Yêu ba Thanh. Yêu em An.

– Mẹ (gài độ): Mai mốt Thiện lớn, Thiện có vợ, Thiện nhớ vẫn yêu mẹ nhé!

– Thiện: Không. Con không muốn lớn đâu. Con muốn làm em bé mãi mãi.

– Mẹ: Sao không? Con cao lớn thì mới có nhiều cơ bắp để làm lính lái xe tăng được chứ?

– Thiện: Con không muốn mẹ già. Mẹ chết. Mẹ lên trời đâu.

– Mẹ: …

Ba mẹ cũng muốn con bé mãi mãi con ơi! Để ba mẹ được ôm hôn, cưng nựng, để con luôn được cười vui, suốt ngày chỉ việc ăn chơi ngủ, vô tư như nghé!

Nhưng thật buồn, không ai bé mãi được. Ba mẹ rồi sẽ phải già, ông bà nội ngoại cũng sẽ phải già, và con thì cứ phải lớn lên. Thôi thì…

Mong khi lớn lên con vẫn sẽ được vô tư, trong trẻo như một đứa trẻ, yêu thương ba mẹ ông bà, biết mình muốn gì và làm cho bằng được.

Và khi con lớn lên, cuộc sống vẫn luôn có đầy những điều mới mẻ để con khám phá, những nơi xinh đẹp để bàn chân con đi qua.

Ai bảo con nít không biết gì. Con chưa từng đọc “Cuộc cách mạng một cọng rơm” nhưng con cũng biết chân lý của hạnh phúc. Không cần nhiều, chỉ cần được tồn tại với những người mình yêu thương, và dành thời gian để vui.

Với mẹ, các con là thông thái nhất, và ba mẹ vẫn đang học mỗi ngày từ các con.

]]>
<![CDATA[5 cách hạn chế trẻ sử dụng thiết bị điện tử điện thoại, Tivi, máy tính bảng]]>https://nuoidaycon.blog/5-cach-han-che-tre-su-dung-thiet-bi-dien-tu-dien-thoai-tivi-may-tinh-bang/64f36b3f69afad04bdd85e42Tue, 23 Jun 2020 08:48:38 GMT

Phải nói việc cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều là “tệ nạn toàn cầu”, làm dị dạng sự phát triển tự nhiên và toàn diện của trẻ em. Mình thực sự rất thương cảm cho các con mỗi khi bước vào quán ăn, quán cafe ở khắp nơi trên thế giới và thấy 90% các con đang ngồi trước màn hình. Con bạn có “nghiện” không? Mình viết bài này để chia sẻ 5 bí kíp để cứu vớt các con trước nạn lạm dụng công nghệ hiện nay, thậm chí đơn giản tiết kiệm và phát xít nhất là không mua thiết bị điện tử, hehe.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo trẻ dưới 1 tuổi nên hoàn toàn không tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử, và trẻ từ 2-4 tuổi thì chỉ tiếp xúc tối đa 1 tiếng/ngày để đảm bảo sức khoẻ và sự phát triển bình thường của trẻ. (Nguồn: https://www.nytimes.com/2019/04/24/health/screen-time-kids.html)

Quan trọng nhất chính là việc ba mẹ nhận thức được việc cho bé dưới 5 tuổi ngồi trước màn hình hơn 1 tiếng/ngày chính là "hại đời" con. Ba mẹ không đổ lỗi cho hoàn cảnh mà quyết tâm "chống nghiện", "cai nghiện" cho con thì không có gì là khó cả.

Nhiều ba mẹ để ý và khen ngợi các bé nhà mình không nghiện Tivi, điện thoại, máy tính bảng như các bé khác. Quả thật con mình ít khi đòi chơi hay xem các thiết bị này, chỉ khi nào ba mẹ gợi ý, cho phép thì các con mới sử dụng mà thôi. Ngay cả những lúc rất chán mà nhiều ba mẹ “kìm lòng không đặng” quẳng cho con cái điện thoại cho rảnh nợ như khi hẹn hò cafe nói chuyện với bạn bè hay lúc bé biếng ăn.

Trước khi bé 3 tuổi, ngoài việc mở nhạc ra, mình ít cho bé tiếp xúc với công nghệ, kể các phim ngắn, bài hát trên Youtube hay quảng cáo trên Tivi. Mình dành toàn bộ thời gian thức của bé để chơi, đọc sách - đọc thơ - hát hò, trò chuyện, ra ngoài, cho bé giao tiếp với nhiều người và môi trường xung quanh. Do đó các bé nhà mình biết nói từ rất sớm và nói thạo vào khoảng 2 tuổi. So với các bé tiếp xúc nhiều với các thiết bị  điện tử (giao tiếp thụ động) thì thực sự là có sự khác biệt rất lớn.

Khi bé chạm mốc 3 tuổi, ngược lại, gia đình mình lại cho bé xem phim hoạt hình dài có nội dung và chơi một số trò chơi có lợi cho sự phát triển của bé - nhưng chỉ vào dịp cuối tuần hoặc khi bé chịu bắt đầu hình thành một thói quen tốt như một phần thưởng tinh thần bất ngờ. Bé thích thú được sử dụng các thiết bị điện tử, nhưng không nghiện, không có thói quen sử dụng mỗi ngày hay khoảng thời gian cố định nào.

Sau đây là 5 bí kíp kết hợp của nhà mình, các ba mẹ mong muốn hạn chế việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử có thể tham khảo và áp dụng với bé nhà mình nhé!

1. Ba mẹ hạn chế sử dụng thiết bị điện tử

"Action speaks louder than words - Hành động thắng lời nói" là công thức vĩnh cửu để dạy con. Muốn con thế nào thì ba mẹ phải thế ấy trước đã: ít nhất là trước mặt con.

Thực tế là các con chỉ gắn bó với ba mẹ 2-3 tiếng mỗi ngày trước/sau khi đi làm, và chỉ 10 năm đầu đời mà thôi, nhưng lại quan trọng lắm với cả cuộc đời phía trước của các con. Ba mẹ hãy quẳng thiết bị đi và tập trung vào con, chỉ mình con mà thôi. Ba mẹ cùng con vui lớn lên với toàn bộ sự chú ý và tình yêu thương, không hề xao lãng khi có thời gian ít ỏi ở bên con mỗi ngày.

Cũng như những hi sinh khác khi chúng ta trở thành cha mẹ, hi sinh niềm vui sử dụng công nghệ trước mặt con cũng đau khổ đấy, nhưng rất xứng đáng. Sau khi con đi học, đi chơi hoặc ngủ thì chúng ta có thể "xoã" nè!

"Khắc nghiệt" hơn, nhà mình không mua hay dùng Tivi/máy tính bảng trong một thời gian dài từ khi có con. Mãi đến khi bé lớn hơn 5 tuổi và bé nhỏ hơn 1 tuổi cùng đợt nghỉ dịch Covid kéo dài vào đầu năm 2020, nhà mình cuối cùng cũng "kìm lòng không đặng" mà mua Tivi. Thực sự là biện pháp giả nghèo giả khổ có mục đích này cực kỳ công hiệu các bạn ạ.

Muốn giảm béo thì không để đồ ăn trong nhà.

Muốn tu hành thì lên núi sống.

Muốn không tiêu tiền thì đừng mang tiền theo.

Muốn con không nhìn màn hình thì đừng trưng ra cái nào trước mắt con cả!

2. Bày những trò chơi khác để bé bận rộn

Thế giới có bao điều để khám phá ngoài các thiết bị điện tử. Thiên nhiên và con người là nguồn sáng tạo và kiến thức vô hạn cho các con.

Ba mẹ hãy dành thời gian bày những trò chơi "không ảo", mắt thấy, tai nghe, tay sờ, phát triển đủ các giác quan và 8 loại trí thông minh khác nhau cho con mình. Mình có gợi ý 10 loại đồ chơi tốt nhất cho trẻ tại đây, hoặc lận lưng cuốn "Giờ chơi đến rồi", các ba mẹ tham khảo và thử nhé!

Các bé nhà mình có thể yên ổn, vui vẻ chơi cả tuần trời mà không cần đến thiết bị nào. Mình là một "con mẹ" chậm chạp, cũng chả siêng năng gì lắm, vì yêu con mình làm được, thì các ba mẹ hoàn toàn có thể làm được!!!

Mất công sức, mất thời gian, nhưng các con hoàn toàn xứng đáng được hưởng!

Mình xin lỗi nếu nói thẳng - nói thật - nói sốc, là, các con sinh ra để được yêu thương, chứ không phải là cục nợ, ba mẹ muốn rảnh rang vui chơi thì đừng sinh con làm gì! <*xách dép chạy trước không là ăn liếc, ăn tát, ăn dép*>

3. Không tạo “lịch” sử dụng thường xuyên

Muốn không nghiện, thì không có "cữ". Ba mẹ không nên tạo một thời gian cố định mỗi ngày cho con sử dụng, tránh tạo thói quen và mong chờ cho các con. Mức độ thường xuyên có thể gây nghiện là 2 ngày/lần. Nếu ba mẹ muốn các con không nghiện, có thể cho các con sử dụng tối đa 2-3 lần/tuần.

Tất nhiên, trước mỗi lần sử dụng, ba mẹ nói với con về thời gian được phép sử dụng tuỳ độ tuổi như khuyến cáo của WHO: dưới 1 tuổi hoàn toàn không sử dụng, 2-4 tuổi tối đa 1 tiếng/ngày. Trước khi hết thời gian sử dụng 5 phút, ba mẹ tạm thời dừng thiết bị và bắt con nhìn vào mặt mình khi mình và xác nhận đã hiểu thông báo sắp hết giờ chơi. Đến hết thời gian thoả thuận, ba mẹ dừng thiết bị và NHẤT ĐỊNH không được mềm lòng khi con khóc lóc mè nheo đòi chơi tiếp.

Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương.

Đòi được lần này, có lần sau. Được đằng chân, lân đằng đầu. Được voi đòi Hai Bà Trưng. Âu cũng là "kỹ năng đặc biệt" của loài người chúng ta, hehe.

4. Được sử dụng là phần thưởng đặc biệt cho bé

Được sử dụng thiết bị là phần thưởng khi bé đặc biệt ngoan, bắt đầu tạo một thói quen tốt mới,... chính là 1 mũi tên trúng 2 đích: hạn chế thời gian dùng thiết bị và khuyến khích con tiến bộ.

Ba mẹ khéo léo thương lượng với con, và luôn giữ lời hứa cùng giới hạn, là thành công.

Ví dụ, bé nhà mình trước 3 tuổi từng sợ đi ị, bị táo bón thường xuyên do tâm lý sợ đau, tạo thành một vòng luẩn quẩn táo bón - ị đau - sợ ị - càng táo bón. Khi bé khoảng 3 tuổi và bắt đầu hiểu điều kiện cũng như ba mẹ nắm được bé thích gì, mình liền áp dụng để tạo thói quen đi cầu đúng giờ cho con với điều kiện ngày càng khó, cho tới khi bé hình thành thói quen thì chấm dứt.

Ban đầu, mình thương lượng với bé nếu cách ngày bé chịu ngồi đi ị, thì sẽ được xem 1 tập phim hoạt hình Đội bay Siêu đẳng - SuperWings mà bé thích vì qua hàng xóm chơi được xem ké. Ban đầu bé không đi được, mình phải bơm thụt hậu môn cho bé, và bé vẫn được "phần thưởng" của mình. Sau 2 tuần, mình nâng điều kiện lên là con phải tự ị mà không cần thụt thì mới được thưởng. Thỉnh thoảng vẫn phải thụt chứ, nhưng bữa nào thụt thì dù bé khóc lóc năn nỉ, mẹ cũng không "ban thưởng", cho ngươi lui!

Sau đó nữa là con phải tự lấy bô bỏ lên bồn cầu, lấy ghế gác chân, lấy quạt mới được xem phim. Vậy là sau khoảng 1 tháng rưỡi, bé hoàn toàn tự đi ị, đúng lịch và tự giác hoàn toàn. Mẹ bắt đầu cắt phần thưởng cho việc ị. Chuyển phần thưởng sang thói quen mới, bữa nào đi ị thì được mẹ đánh răng, bữa nào không đi ị thì tự đánh răng...

Đã bảo rồi mà, mẹ cũng là con người với kỹ năng đặc biệt: được đằng chân, lân đằng đầu. Con cứ từ từ mà học nhé! Hehe.

5. Chọn trường Mầm non hoặc thống nhất với người chăm sóc hạn chế sử dụng thiết bị cho con

4 cách trên là chúng ta chủ động khi ở cùng con, nhưng với các bạn bé phải đi trẻ sớm hoặc được ông bà, người giúp việc trông, thì ba mẹ cần thể hiện rõ quan điểm và thuyết phục để nhà trường hoặc người chăm sóc con hợp tác: tất cả vì sự phát triển tốt nhất của trẻ!

Nếu các ba mẹ quan sát tìm hiểu, những trường Mầm non quốc tế, song ngữ, Glenn Doman - Montessori - Stein - Roggio Emelia xịn sò đa số không có Tivi trong lớp học, cùng lắm có 1 cái ở thư viện chung. Hồi bé, thời chúng ta đi học, trong lớp cũng chẳng có tivi.

Khi chọn trường cho các con, ba mẹ nên để ý trang thiết bị trong lớp học của con. Nếu có tivi, ba mẹ hỏi và trao đổi với người phụ trách về thời lượng và nội dung các con được xem, cân nhắc xem có phù hợp với độ tuổi của con hay không. Nếu người phụ trách không biết về khuyến cáo của WHO trên đây, bạn hãy giúp họ nhận thức vấn đề này và giúp các con có được môi trường tốt hơn.

Nếu các trường không có tivi - có nhiều hoạt động phát triển toàn diện có hơi đắt đỏ một chút, nếu có thể cố được, ba mẹ có thể ưu tiên cho giai đoạn bé dưới 3 tuổi vì giai đoạn này thực sự quan trọng.

Nếu gửi bé cho ông bà hoặc người giúp việc, bên cạnh thuyết phục việc trẻ xem màn hình là hoàn toàn không tốt, ba mẹ nên tạo ra một thời khoá biểu gợi ý hoạt động gì, vào giờ nào hằng ngày cho bé, chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, để ông bà, người giúp việc thực hiện theo. Dán khẩu hiệu thật to trên tivi hoặc tủ lạnh về giới hạn thời gian xem màn hình của bé để nhắc nhở thường xuyên.


Hi vọng 5 bí kíp hạn chế bé sử dụng thiết bị điện tử, Tivi, máy tính bảng, điện thoại trên đây của mình giúp các ba mẹ thêm cảm hứng để nghiêm túc, tàn nhẫn hơn với con trong vấn đề này để có kết quả mỹ mãn.

Bé nhà mình không nghiện, các bé khác cũng sẽ không nghiện/cai nghiện nếu ba mẹ quyết tâm sắt đá (và phát xít) như vợ chồng mình, chỉ sau 2 tháng thực hiện.

Ba mẹ nào có thắc mắc hoặc tình huống khó xử lý, comment hoặc pm cho mình để mình tiếp thêm vài chiêu nhé!

]]>
<![CDATA[Top 10 him hoạt hình hay nhất cho bé từ 3-8 tuổi]]>https://nuoidaycon.blog/top-10-him-hoat-hinh-hay-nhat-cho-be/64f36b3f69afad04bdd85e41Fri, 19 Jun 2020 07:17:56 GMT

Từ khi bé 3 tuổi, mình đã cho con xem các phim hoạt hình dài có cốt truyện. Tuỳ vào thiên hướng thông minh của bé mà khả năng hiểu và cảm nhận là khác nhau. Sau đây là top 10 phim hoạt hình hay nhất từ dễ đến khó mà các bé nhà mình cực kỳ yêu thích, có thể xem đi xem lại nhiều lần mà tiếng cười vẫn nguyên vẹn, xin chia sẻ cùng các ba mẹ.

Ba mẹ lưu ý, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo trẻ dưới 1 tuổi nên hoàn toàn không tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử và trẻ từ 2-4 tuổi thì chỉ tiếp xúc tối đa 1 tiếng/ngày để đảm bảo sức khoẻ và  sự phát triển bình thường của trẻ.

(Nguồn: https://www.nytimes.com/2019/04/24/health/screen-time-kids.html)

Kể từ 3 tuổi, đa số các bé xem phim hoạt hình dài sẽ thích các tình huống hài hước hoặc li kì trong phim, âm nhạc và thế giới mới lạ trong phim. Một số bé có thể hiểu được cốt truyện và diễn biến logic của phim. Một số bé liên hệ được tính cách nhân vật trong phim với những người xung quanh mình và hiểu được bài học rút ra. Ba mẹ có thể thử Top 10 phim hoạt hình hay nhất cho bé sau đây (tên gồm cả tiếng Anh và tiếng Việt để ba mẹ dễ tìm) mà mình đã cho các bé nhà mình xem và các con yêu thích dài lâu hơn các phim khác.

Nếu bé nhà mình 3-5 tuổi hoặc khả năng tập trung kém, ba mẹ có thể thoả thuận với bé chia thành 2 phần để xem vào 2 ngày khác nhau.

Những bộ phim hoạt hình được yêu thích sẽ mở rộng thêm trí tưởng tượng, phát huy logic, và bồi dưỡng thêm tình cảm, đạo đức cho các con ở lứa tuổi mầm non - tiểu học. Lựa chọn những phim phù hợp cũng giúp các con tận hưởng nguồn giải trí đỉnh cao của nhân loại, định hướng cho "gu" xem phim và sống đời thực của các con sau này.

Ngôn ngữ mình cho các con xem đa phần là tiếng Anh (có hoặc không có phụ đề). Một phần do nguồn phim có lồng tiếng rất ít, một phần là do mình muốn cho các con tiếp xúc với tiếng Anh trong phim, dù sao các con cũng xem hình ảnh và hành động là chủ yếu. Ba mẹ ngồi xem cùng con và giải thích cho con những diễn biến quan trọng trong lời thoại để các bé có thể hiểu được câu chuyện.

1. Peter Pan

Top 10 him hoạt hình hay nhất cho bé từ 3-8 tuổi
Peter Pan kinh điển cho bé mới bắt đầu xem phim hoạt hình dài

Phim này cũ nhưng kinh điển, không quá dài, xứng đáng là phim cho "bé mới bắt đầu" trong Top 10 phim hoạt hình hay nhất cho bé. Câu chuyện dễ hiểu, hình ảnh dễ thương và kích thích trí tưởng tượng của các con với các bối cảnh Luân đôn, Neverland kì diệu.

Bé nhà mình thích nhất là đoạn các bạn nhỏ được rắc bột tiên của Tinker Bell và bay lên, niềm hân hoan của các bạn khi biết bay làm bé nhà mình ước mơ biết bay từ lúc đó. Bé còn thích những đoạn có chú cá sấu phát ra tiếng tik tok và các đoạn Peter Pan đấu kiếm cùng thuyền trưởng Hook vui nhộn. Bài hát yêu thích là Following the leader, giai điệu và hình ảnh thực sự rất dễ thương.

Youtube có bản thuyết minh tiếng Việt, dài 1 tiếng. Phần dịch hơi củ chuối, hình ảnh mờ và âm thanh gốc rất nhỏ, phần bài hát nghe không rõ, nhưng cũng không quá tệ để các bé bắt đầu làm quen với phim hoạt hình dài cùng ngôn ngữ mình quen thuộc nhất là tiếng Việt.

Link: https://www.youtube.com/watch?v=yeO9rG05Lck

2. Frozen (Nữ hoàng băng giá)

Top 10 him hoạt hình hay nhất cho bé từ 3-8 tuổi
Fronzen (Nữ hoàng băng giá) phần 1, 2 đều thú vị

Các bé gái là fan cuồng của 2 chị em công chúa xinh đẹp Elsa và Anna. Các bé trai vốn yêu thích cái đẹp (bản năng) cũng không phải ngoại lệ, dù không đến nỗi cuồng mua váy áo, ba lô, dép guốc Frozen như nửa kia thôi.

Tất cả các bé và ba mẹ các bé đều yêu thích những bài hát hay, hình ảnh đẹp, phép thuật kì diệu trong thế giới băng tuyết với cốt truyện khá đơn giản ở Frozen 1. Phần 2 không nổi bằng và cốt truyện phức tạp hơn so với các bé, nhưng âm nhạc thì cũng không kém cạnh. Có thể nói âm nhạc chính là phần hứng thú nhất trong cả 2 tập phim và lý do chính khiến các bé mê mẩn xem đi xem lại không thấy chán.

3. Lion King (Vua Sư tử)

Top 10 him hoạt hình hay nhất cho bé từ 3-8 tuổi
Phim hoạt hình Lion King (Vua sư tử) với nhiều triết lý về cuộc sống

Lại là một phim cũ, nhưng nội dung, hình ảnh lẫn âm nhạc đều quá tuyệt vời cho các bé, nhiều chiêm nghiệm cho người lớn.

Các bé nhỏ sẽ bị hấp dẫn bởi các con vật thú vị và trật tự của chúng trong tự nhiên. Các bé lớn hơn sẽ bắt đầu chiêm nghiệm về cái chết, về tình phụ tử, tình bạn, về những người xấu luôn có thể xuất hiện trong đời với nhiều mưu mô qua nhân vật sư tử Chú Scar nham hiểm. Âm nhạc với những bài hát và hình ảnh minh hoạ sống động Circle of Life, Can't Wait to be King, Hakuna Mattata, Can you feel the love tonight là điểm hấp dẫn nhất của phim bên cạnh cốt truyện đơn giản, dễ hiểu với các bé.

Người lớn xem Lion King sẽ chiêm nghiệm về trách nhiệm và sứ mệnh của mỗi người trong vòng quay cuộc sống.  Lion King thực sự là một bộ phim hoạt hình mà cả nhà có thể cùng xem đi xem lại nhiều lần!

Phim có bản đóng trực tiếp (Live-action), đầu tư lớn nhưng không thể hấp dẫn như phim hoạt hình với rất nhiều "đất" để trí tưởng tượng bay xa.

4. Aladdin

Top 10 him hoạt hình hay nhất cho bé từ 3-8 tuổi
Phim hoạt hình Aladdin mê hoặc các bé

Ông thần đèn dễ thương với nhiều phép thuật đỉnh cao và tiết tấu nhanh, biến hoá khôn lường làm nên điểm hấp dẫn của phim hoạt hình Aladdin (phiên bản 1992) đối với các bé. Các bé nhỏ sẽ hơi sợ ông phù thuỷ Jafar và phép thuật phù thuỷ nhưng cuối cùng trí thông minh của Aladdin đã tạo nên một cái kết không bạo lực tuyệt vời.

Phim có phiên bản người đóng (Live-action) năm 2019. Âm nhạc trong bản này hay và sướng tai hơn bản hoạt hình rất nhiều, nhưng hình ảnh và phép thuật kì diệu thì hạn chế rất nhiều so với bản hoạt hình. Do đó, bé nhà mình vẫn thích xem bản hoạt hình hơn và nghe nhạc thôi thì thích bản 2019.

5. Moana

Top 10 him hoạt hình hay nhất cho bé từ 3-8 tuổi
Moana - phim hoạt hình bé yêu thích 

Nhân vật tròn tròn dễ thương, màu sắc tươi sáng, âm nhạc tuyệt vời và một chân trời mới về thế giới đại dương mở ra cho các bé, khiến phim hoạt hình Moana cực kỳ được yêu thích.

6. Despicable Me 1-2-3 (Kẻ trộm mặt trăng)

Top 10 him hoạt hình hay nhất cho bé từ 3-8 tuổi

Sự hài hước và nghịch phá của các chú Minions sẽ đem lại tiếng cười sảng khoái cho các bé bên cạnh cốt truyện "ngược đời" đầy tính trinh thám kích thích sự tò mò của các bé. Bài học rút ra: Nhìn ác chưa hẳn đã ác (Tập 1); nhìn vui vẻ chưa hẳn đã lương thiện (Tập 3).

Các bé nhà mình chỉ cần nghe tiếng Minions hát thôi đã cười khúc khích rồi, dù chẳng hiểu gì cả. Thật là tài!

7. Tangled (Công chúa tóc dài)

Top 10 him hoạt hình hay nhất cho bé từ 3-8 tuổi

Cô công chúa tóc dài có phép thuật xinh đẹp cùng những cảnh "hành động" thú vị, hài hước làm cho các bạn nhỏ si mê. Và cũng như các phim hoạt hình khác của Disney, âm nhạc tuyệt vời của I see the light, When will my life begin, I've got a dream làm nên sức hấp dẫn với đầu óc đơn giản của các con.

8. The Jungle Book (Cậu bé rừng xanh)

Top 10 him hoạt hình hay nhất cho bé từ 3-8 tuổi

Cuộc phiêu lưu thú vị cùng các nhân vật thú trong rừng ở 2 phe thiện - ác là thế giới mới thú vị với các con. Sợ một chút, hồi hộp một chút, tò mò một chút là cảm xúc khi xem phim.

Phim còn có triết lý sâu xa về lối sống tối giản dành cho loài người qua bài hát chơi chữ của bác Gấu "Bare (bear) Necessities". Con người cũng như con vật, nếu chỉ mưu cầu một cuộc sống đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản từ những thứ có sẵn xung quanh mình, không tham-sân-si, chính là cuộc sống hạnh phúc nhất.

9. The Croods (Cuộc Phiêu Lưu Của Nhà Croods)

Top 10 him hoạt hình hay nhất cho bé từ 3-8 tuổi

Phim hơi dài và có nhiều diễn biến tâm lý hơi phức tạp  giữa các thành viên trong gia đình, về tình yêu, về sức mạnh để vượt qua nỗi sợ để vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn. Các bé có thể chưa hiểu hết. Nhưng thế giới hang động tiền sử với rất nhiều sáng tạo thực sự làm các bé và người lớn không ngừng liên hệ với cuộc sống hiện đại và không ngừng cười.

Chụp hình bằng cách đập tảng đá lớn vào mặt. Những ngày đầu con người biết dùng lửa và màn trình diễn pháo hoa bắp rang. Thú dữ với hình hài kết hợp tá lả từ các con vật hiện đại, cách chúng trở thành thú cưng. Tất cả đều rất vui, rất sáng tạo!

10. Up (Vút bay)

Top 10 him hoạt hình hay nhất cho bé từ 3-8 tuổi

Mơ mộng, ly kỳ và dễ thương chính là điểm hấp dẫn của phim hoạt hình Up (Vút bay). Bé cần lớn một chút mới có thể nắm bắt được nội dung của phim, nhưng những nhân vật tròn tròn dễ thương, hình ảnh tươi sáng và diễn biến phim thú vị hoàn toàn có thể hấp dẫn bé. Bài học về quyết tâm thực hiện giấc mơ, về tình cảm gia đình, về "team work" giữa 2 thế hệ ông và cháu thực sự rất xúc động cho bé lớn 6-8 tuổi lẫn ba mẹ.

Với review Top 10 phim hoạt hình hay nhất cho bé 3-8 tuổi từ đơn giản đến phức tạp trên đây của mình, hi vọng ba mẹ và các con có thêm nguồn tham khảo để thử cùng nhau xem phim vào dịp cuối tuần hoặc ngày nghỉ.

Chúc cả nhà có những tiếng cười vui và ý nghĩa bên màn hình tivi/máy tính khi không thể ra ngoài chơi!

]]>
<![CDATA[Review Top 10 đồ chơi tốt nhất cho bé]]>https://nuoidaycon.blog/top-10-mon-do-choi-tot-nhat-cho-be/64f36b3f69afad04bdd85e40Wed, 17 Jun 2020 08:10:05 GMT

So với tuổi thơ của ba mẹ, các bé hiện nay có rất nhiều đồ chơi đa dạng, dễ tìm, giá thành lại phù hợp với mọi túi tiền. Nhưng chắc các ba mẹ cũng biết, nếu mua đồ chơi vô tội vạ, bất cứ mọi lúc mọi nơi sẽ tập hư các con với thói quen vòi vĩnh, cả thèm chóng chán, hạn chế sự sáng tạo của trẻ và biến ngôi nhà chúng ta thành một bãi bừa bộn. Với các mẹ muốn hạn chế tối thiểu số lượng đồ chơi và kích thích tối đa sự sáng tạo của các con, mình xin chia sẻ top 10 món đồ chơi yêu thích của 2 bé nhà mình qua năm tháng.

Mình xin chú thích thêm là mình luôn tin thiên nhiên chính là "món đồ chơi" tốt nhất, không gì có thể sánh bằng, phát triển các loại trí thông minh khác nhau của bé. Âm nhạc từ thiên nhiên chính là bản nhạc hay nhất. Bức tranh thiên nhiên nhìn trực tiếp bằng mắt luôn là bức tranh đẹp nhất. Giao tiếp với thiên nhiên chính là hình thức giao tiếp tinh tế nhất.

Hãy cho bé được về quê nhìn ngắm đồng lúa, chim cò, nhặt trái, trèo cây, chăn gà vịt chó mèo, nghịch đất đá que gậy tìm được trong vườn. Hãy cho bé được đi biển chơi cát, ngắm thuyền, nhảy sóng, nhặt sò ném sỏi. Hãy cho bé được đi picnic cắm trại trong rừng, tắm suối, nghe chim hót, quan sát cây cỏ và các con vật... Ba mẹ tranh thủ tối đa cơ hội cho bé gần gũi thiên nhiên trong điều kiện của mình chính là đầu tư hiệu quả nhất.

Nhưng nếu chúng ta không thể gần thiên nhiên được, thì đây là top 10 món đồ chơi trong nhà cơ bản nhất, đơn giản nhất của các bé nhà mình mà các ba mẹ có thể cân nhắc đầu tư cho các con, đảm bảo hiệu quả lâu dài, ít tạo rác và rất tiết kiệm. Trong đợt nghỉ dịch Covid-19 dài ngày, 10 món này chính là bảo bối của mình và là niềm vui bất tận cho các con.

Nước

Các trò chơi với nước có thể mang lại niềm vui và kích thích tối đa sự sáng tạo cho các bé. Dù chỉ là một chai nước đục lỗ, một cái ống, một cái ca, hay một hồ bơi bơm hơi với mức nước an toàn đều khiến các bé lưu luyến, ít khi nào tự nguyện dừng chơi.

Review Top 10 đồ chơi tốt nhất cho bé
Hoá thạch (đông đá) các loại bằng nước và tủ lạnh

Cát/gạo/hạt/bột mì

Một đống cát, chơi cả ngày là có thật! Các bé nhà mình (dưới 6 tuổi) có thể ở ngoài biển chơi cát 3 tiếng đồng hồ mà nếu không đói bụng thì sẽ còn tiếp tục chơi nữa.

Khi ở nhà, nếu có điều kiện, ba mẹ có thể mua cát động lực chơi được gần như vô thời hạn. Cát này dẻo gần bằng đất sét nhưng không dính tay, cảm giác giống như chơi cát ẩm và có độ dính. Còn không thì chúng ta có thể dùng cát xây dựng bình thường, ba mẹ nào kỹ thì đãi rửa sạch phơi khô rồi bỏ vào khay cho con chơi, còn không thì bé chơi cát bẩn xong rửa tay với xà phòng là ổn.

Thay thế cho cát, chỉ với 20.000đ trở lại để mua hoặc đi xin gạo cũ, đậu hạt, các loại bột, ba mẹ đã có thể tạo ra những món đồ chơi kích thích xúc giác và sự khéo léo của các con. Lót một tấm nilon hoặc cho bé ngồi trong chậu lớn hoặc hồ bơi bơm hơi sẽ giúp việc dọn dẹp sau khi bé chơi nhẹ nhàng hơn.

Bóng

Bóp bóng. Ôm bóng. Xoay bóng. Đẩy bóng lăn. Tâng bóng. Đá bóng. Chụp bóng. Chơi kiểu gì và ở tuổi nào cũng rất tuyệt. Nhưng phải chơi chung mới vui!

Giấy + bút màu + kéo

Bé có thể vẽ, tô màu với bút và giấy 1 mặt sử dụng lại từ tài liệu A4, tờ lịch, hoặc sang hơn là sách vẽ, sách tô màu. Sau đó, ba mẹ có thể cho bé dùng kéo cắt những tờ giấy này ngẫu nhiên và gọi tên các hình khối cùng bé.

Bé nhà mình từ 4 tuổi đã có thể ngồi vẽ hàng tiếng đồng hồ, và ngồi cắt 30 phút. Giấy cũng là nguyên liệu sáng tạo vô tận cho các bé gấp máy bay, chong chóng, cờ quạt, các con vật,…

Bảng + phấn màu/bút lông màu

Nhiều người lớn không muốn cho trẻ chơi phấn vì sợ bụi bẩn, nhưng với các bé, dùng phấn nhiều màu vẽ lên bảng, lên tường, lên mặt đường thực sự rất thú vị mà lại có thể lau chùi vẽ lại. Ba mẹ có thể cho bé đeo khẩu trang lúc chơi và rửa tay xà phòng sau khi chơi.

Tranh treo tường + sách

Ba mẹ thực sự phải “đầu tư” rất nhiều nhưng chắc chắn sẽ “lời đậm” với các món này. Tranh treo tường và sách sẽ giúp các bé nhỏ mau nhận biết và nghe nói tốt. Sách là nguồn kiến thức và kỹ năng vô tận cho con trên suốt đường đời nếu thói quen đọc sách được hình thành từ bé.

Cả 2 bé nhà mình mỗi tối trước khi đi ngủ đều được đọc tối thiểu 2 cuốn. Buổi trưa cuối tuần ở nhà, trước khi ngủ cũng sẽ được đọc 2 cuốn. Bé lớn 5 tuổi có thể đọc được... hình Doraemon một mình cả tiếng đồng hồ không chán, chờ ba mẹ rảnh rỗi đọc cho con 2 tập.

Lego

Không món đồ chơi hiện đại nào có thể vượt được lego về khả năng phát triển trí tưởng tượng về hình khối và sự khéo léo cho bàn tay của bé. Bé nhỏ thì chúng ta có thể mua loại khối lớn, bé lớn thì mua loại nhỏ. Tốt nhất nên mua loại tốt, gắn vào chắc chắn và không bị rít, lệch, thì các bé mới thoả thích tạo các hình khối mà không bị ức chế và cáu gắt.

Với nhà mình, Lego là món có "tổng thiệt hại" lớn nhất trong các loại đồ chơi, nhưng chơi bao nhiêu cũng không đủ. Ở nhà bạn có rất nhiều rồi nhưng chưa chán, tới siêu thị là bạn lại nhào vào chơi miễn phí rất lâu. Từ 4 tuổi, sinh nhật năm nào cũng chỉ có 1 mong muốn là Lego mà thôi.

Dây thừng + que gậy

Chắc ba mẹ cũng ngạc nhiên như mình khi các con chơi đi chơi lại mấy sợi dây và mấy cái que bằng 500 kiểu từ nhỏ tới lớn mà không thấy chán.

Lúc còn bé thì cứ kéo dây thừng đi khắp nhà để xem nó đi theo mình như con rắn. Lớn thì tập cột dây, rồi cột đồ chơi vào kéo đi, tưởng tượng là dắt thú cưng đi dạo. Lớn nữa thì tập nhảy dây, kết hợp với que làm thang dây, đu trèo các thể loại.

Bạn bé nào vừa đi lẫm chẫm cũng thích cầm que chạy, người lớn thì sợ đâm vào người nhưng các bạn thì cười toe toét. Rồi thì cầm que chọc vào các khe, lỗ (que và lỗ: thật là... phồn thực hihi), đánh lên đồ vật để tạo ra các âm thanh khác nhau, vẽ quẹt để xem hình nếu ở ngoài đất cát... Bạn lớn thì dùng que làm kiếm đóng giả ninja, cột thun uốn thành cung và mũi tên làm Thạch Sanh, cột dây làm cần câu, chống gậy giả ông bà già, khều đồ chơi rớt dưới gầm giường, và còn cả bất đắc dĩ "dâng" cho ba mẹ ... đánh đòn.

Ba mẹ nào siêng và khéo thì có thể tạo ra những món đồ chơi độc lạ từ que gậy, ống nước và dây cho các con, thậm chí còn có thể làm khung leo, giường tầng, bàn ghế cho các con nữa.

Lều của bé

Một chiếc lều di động hoặc 4 cái ghế 4 góc và một cái chăn, thế là các bé đã có thế giới riêng tuyệt vời.

Xe thăng bằng (bé dưới 3 tuổi) và xe đạp (bé trên 3 tuổi)

Một bé có thể được ông bà, ba mẹ mua cho đủ loại xe, nhưng với mình, cần nhất và các bé dùng nhiều nhất là xe thăng bằng và xe đạp. Dù đầu tư 2 chiếc xe tốt là khá tốn kém nhưng rất đáng tiền và sử dụng được lâu dài.

Nhà mình thiệt hại 1tr với xe thăng bằng hiệu StarRider made-in-Vietnam xài từ bé lớn sang bé nhỏ, và 3tr với xe đạp của Decathlon khi bé 3-4 tuổi có thể tập đi xe đạp.

Đồ chơi là vô vàn và trò chơi là vô hạn, trên đây là top 10 món đồ chơi đơn giản, chơi lâu không chán và là những món đầu tư hiệu quả cho ba mẹ. Các ba mẹ có nhiều thời gian và tâm huyết cho việc chơi của con có thể tham khảo cuốn sách Giờ chơi đến rồi của tác giả Dương Mai Trang - Vũ Thị Thu Hằng để thử thêm nhiều trò chơi sáng tạo và kích thích 8 loại trí thông minh khác nhau của trẻ.

Dù là bé chơi trò gì, cái gì, bí quyết để tăng hiệu quả khi bé chơi mà mình rút ra chính là:

  1. Ba mẹ ngồi chơi, trò chuyện cùng bé, gợi ý cách chơi và khuyến khích bé tạo ra cách chơi mới
  2. Mở nhạc phù hợp lúc bé chơi nếu ba mẹ không thể ngồi cùng bé
  3. Quan sát sở thích, thiên hướng trí thông minh của bé để đầu tư các món đồ chơi khác phù hợp.

Hi vọng top 10 món đồ chơi tốt nhất cho bé của mình trên đây hữu ích, tiếp thêm cảm hứng để ba mẹ có thể tự tạo hoặc đầu tư mua những món đồ chơi có hiệu quả cao, lâu dài, và phù hợp nhất với thiên hướng của các bé.

]]>
<![CDATA[Ăn dặm tự nhiên]]>https://nuoidaycon.blog/an-dam/64f36b3f69afad04bdd85e3fFri, 10 Apr 2020 20:30:03 GMT

Đây là trường phái ăn dặm... tá lả, bằng cách quan sát bé và cho bé thử gần như tất cả những gì bé muốn thử từ mềm tới cứng, cứ như khi chúng ta còn sống cùng thiên nhiên rất lâu trước đây.

Ăn dặm tự nhiên

Khi nào bắt đầu ăn dặm?

Khi bé bắt đầu hứng thú và bắt đầu hình thành phản xạ với đồ ăn, biểu hiện dễ thấy nhất là:

  • Chảy nước dãi nhiều
  • Nhìn người lớn ăn chằm chằm
  • Quẫy, đạp, khua tay chân khi thấy hoặc ngửi thấy mùi thơm của thức ăn
Ăn dặm tự nhiên
Và con mơ thấy, thấy ăn thịt gà.... Và rồi lại thấy ăn cả rau, những món ăn ngon...

Thường với 2 con mình là khoảng 4-5 tháng. Bởi vậy nên kinh nghiệm của các bà các mẹ xưa kia là bắt đầu cho trẻ ăn dặm bột vào 4 tháng và có chúng ta ngày nay, vẫn khoẻ mạnh bình thường. :) Thời đó, các mẹ chỉ được nghỉ sinh 2 tháng rưỡi và không có sữa công thức, nên cũng dễ hiểu là các bà các mẹ mong con/cháu ăn được càng sớm càng tốt.

Theo khoa học và sách vở gần đây, trong đó có cuốn gối đầu giường của các bà mẹ thế hệ Millennials: Nuôi con không phải là cuộc chiến, người ta khuyên nên cho trẻ ăn từ 6 tháng trở đi. Mình vốn là một người... mọt sách và đọc không ít hơn 7 cuốn nuôi con dưới 1 tuổi khác nhau. Tuy nhiên, sau kinh nghiệm từ bé đầu tiên và quan sát xung quanh, mình rút ra được việc quan sát bé chính là cách tốt nhất để áp dụng hầu như tất cả mọi thứ cho con, không chỉ mỗi ăn dặm.

Kinh nghiệm bản thân là:

  • Bé đầu bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng, ăn bốc (bé chỉ huy - baby lead weaning) => Kết quả: Bé không thích ăn rau, trái, thịt (dai cứng - dù đã hấp mềm), chỉ thích ăn cá, cua, trứng, cơm (mềm). Và bé cũng không thích ăn cháo hay cơm nát => Nói chung là bé được chọn từ 6 tháng nên bé chỉ ăn những món bé thích, ko có món nào ăn "được" là bé nhịn luôn => Mẹ/bà có xu hướng làm những món bé thích vì tâm lý sợ cháu đói (tâm lý khó tránh khỏi) => khẩu vị của bé không đa dạng
  • Anh chị mình ở Pháp có con nhỏ hơn bé nhà mình 9 tháng. Bác sĩ khuyên từ 4 tháng nên cho ăn rau trái CÀNG NHIỀU LOẠI CÀNG TỐT với lượng rất nhỏ mỗi ngày. Đồ ăn nước ngoài đa số cũng rất mềm nên dễ ăn hơn ăn bốc đồ ăn Việt Nam. Anh chị áp dụng và bạn nhỏ ăn rất tốt, đa dạng, vui thích. Bạn vẫn có giai đoạn biếng ăn như các bạn nhỏ khác, khi học kỹ năng mới, bắt đầu mê chơi hơn ăn, ko có nhu cầu ăn uống nhiều, nhưng nói chung là khi bạn đói, hầu hết cái gì bạn cũng ăn được.
  • Bé thứ 2, mình bắt đầu cho ăn dặm 4 tháng và kết quả tương tự như anh chị mình. Mình rất mừng vì đã vượt qua nỗi... "mọt" để sớm giới thiệu cho con các vị khi con bắt đầu có biểu hiện muốn thử ăn.

Vì là "mọt", tiện thể mình giới thiệu luôn cuốn sách nuôi dạy con đã giúp mình nghiệm ra nhiều điều chí lí từ khi có bé thứ 2. Đó là cuốn "Bách Khoa Toàn thư nuôi dạy trẻ" của Bs Matsuda Michio vì bs chú trọng đến việc phải quan sát biểu hiện của trẻ, mỗi trẻ mỗi khác, và tôn trọng sự tự nhiên.

Sau khi nuôi đứa đầu và stressed bởi các kiểu luyện ăn, tập ngủ, đứa thứ 2 mình đọc tín hiệu của con tốt hơn và nhẹ nhàng hơn khi chỉ cần đáp ứng nhu cầu tự nhiên của con.

Bắt đầu ăn dặm (khoảng 4-6 tháng)

Từ 4 tháng, đa số các bé đều chảy dãi và biết "nhìn mồm" người lớn ăn. Đến 6 tháng, các bé mới có thể ngồi vững và tay đủ khéo léo để chụp, nắm đồ vật có chủ đích. Tất nhiên mỗi bé mỗi khác.

Ăn dặm tự nhiên
4-5 tháng - bé đã biết dùng tay để chụp nắm đồ vật

Trong giai đoạn từ khoảng 4-6 tháng, mình cho bé mình thử ăn dặm với các nguyên tắc sau:

  • Chỉ ăn rau củ quả: dễ tiêu hoá, ít dị ứng, tự nhiên
  • Càng nhiều loại càng tốt: để bé nếm được nhiều vị và quen với nhiều vị sau này, nhất là vị đắng, mùi hăng của rau khiến rất nhiều bé không chịu ăn rau... đến hết đời.
  • Lỏng (nước cam, nước ép trái cây, ép rau củ...), đặc, nạo hoặc xay nhuyễn (vì bé chưa thể ngồi thẳng nên không cho bé ăn thô)
  • Số lượng thức ăn từ rất ít (bằng hạt đậu, đầu muỗng) xem bé có bị dị ứng không. Đến ít (2-3 muỗng em bé/muỗng ăn bánh ngọt bé xíu) cho đến khi bé bắt đầu biết tự dừng lại (phun, dùng lưỡi đẩy thức ăn ra, quay đầu, khóc, không nuốt, oẹ, đơ đơ nhìn xa xăm không thèm đếm xỉa đến đồ ăn...)
  • Số lượng bữa ăn không quá 2 bữa/ngày vì thời gian này bé chỉ tập cho quen vị đồ ăn đa dạng, không quan trọng ăn bao nhiêu, sữa mới là nguồn dinh dưỡng chính của bé
  • Bé tập trung 100% vào thức ăn và việc ăn, KHÔNG ĐỒ CHƠI, ĐIỆN THOẠI, TIVI, CA HÁT NHẢY MÚA KHUA CHIÊNG GÕ TRỐNG... - nguyên tắc này mình áp dụng cho mọi lứa tuổi, từ đứa lớn tới đứa nhỏ, đến đứa ba đứa mẹ, và kể cả ông bà. Có thể trò chuyện trong lúc ăn mà thôi.
  • Và tất nhiên: nguồn rau củ quả tươi sạch nhất có thể, thuần chủng (không biến đổi gene như các loại không hạt...), rau trái theo mùa chứ đừng trái mùa (vì có nhiều chất kích thích mới có rau quả trái vụ)...
  • Và tất nhiên nữa: tiệt trùng dụng cụ ăn uống của bé. Thực ra chỉ cần 1 chiếc muỗng silicon/inox nhỏ và chén sứ/nhựa an toàn nhỏ kèm yếm và khăn thôi.

Ăn dặm chính thức (từ 6 tháng)

Tới lúc này thì các mẹ có thể trở lại với những cuốn sách yêu thích của mình về việc ăn dặm. Có 3 trường phái chính để các mẹ lựa chọn:

Ăn dặm truyền thống: ăn đút từ bột ngọt -> bột mặn -> cháo loãng đủ rau thịt cá -> cháo đặc -> cơm nát -> cơm hạt

Hay: Tâm lý thoải mái, không bị dòm ngó, nói ra nói vào; giai đoạn đầu khá khoẻ cho mẹ vì chuẩn bị đơn giản.

Khó: Bé ăn thô rất chậm và chán ăn (ngày nào cũng cháo, dù thành phần có khác nhau nhưng hình thức và kết cấu thì không đổi) nên dễ sa lầy vào ma trận: ĐI RÔNG - TIVI - IPAD - ĐIỆN THOẠI. Thời gian nấu cháo kéo dài đến 18 tháng-2-3 tuổi, rất mất công, trong khi các bé ăn kiểu Nhật và BLW đã có thể ăn như người lớn từ 1 tuổi.

Ăn dặm kiểu Nhật: ăn đút rau củ quả xay loãng -> đặc -> súp cháo tổng hợp rau thịt cá nghiền qua rây (1-2 tháng)-> cà thô, cháo đặc -> hấp mềm, cơm nát -> ăn bốc thô như ăn dặm bé chỉ huy

Hay: Tâm lý thoải mái hơn vì bé sẽ làm quen từ loãng đến đặc đến thô, mẹ không có những cơn hoảng loạn khi bé có thể bị hóc như BLW và bé cũng sớm ăn thô được.

Khó: Thời gian đầu rất vất vả cho mẹ vì chuẩn bị khá công phu. Các món ăn gợi ý và gia vị cũng khá xa lạ với người Việt và khá đắt đỏ.

Ăn dặm bé chỉ huy (BLW) kiểu Tây: ăn bốc thô rau củ quả và tinh bột hấp mềm (1 tháng) -> ăn bốc kèm đạm, mì/nui/cơm nắm từ sau 1 tháng -> xúc muỗng ăn thô như người lớn

Ăn dặm tự nhiên
Bắt đầu ăn dặm BLW, bé bốc rau củ quả khi ngồi vững tầm 6 tháng

Hay: Bé ăn thô từ sớm nên mẹ sớm rảnh rang hơn trong việc cơm nước cho con, tự do đi chơi, du lịch vì cho cái gì con cũng có thể ăn được, con vui thích ăn vì được tự chọn thức ăn phù hợp khẩu vị.

Khó: Nguy cơ hóc cao, phù hợp hơn với món Âu mềm - một số món Việt phổ biến hơi dai/cứng nên người chuẩn bị phải tìm cách làm món Việt mềm hơn cho bé. Tâm lý mệt mỏi vì người lớn và người ngoài chưa quen với cách cho bé ăn thô sớm.

Lựa chọn nào cũng có cái hay và cái khó. Các mẹ cân nhắc nhé! Còn mình, mình đã tự giải thoát bản thân khỏi sách vở và quan sát con để áp dụng ăn dặm tự nhiên.

Ăn dặm tự nhiên - thử-sai và theo dõi sở thích tự nhiên của bé

Với mình, bé đầu BLW được 1 tháng thì áp lực từ ông bà + mình đi làm nên từ tháng sau là bé quay lại ăn truyền thống và chỉ ăn BLW chơi chơi cùng cả nhà. Bé ăn uống rất chán về số lượng và kén ăn. Tới giờ 5 tuổi bé vẫn rất "kén cá chọn canh", nghĩa đen thùi lùi.

Ăn dặm tự nhiên
Chợ Hội An: Ăn thì lười nhưng vẽ thì rất siêng

Với bé thứ 2, mình kết hợp tá lả, đổi món liên tục cho bé. Cháo, súp, bún, mì, nui, phở là những món mềm bé có thể xử lý từ những ngày đầu tiên. Bên cạnh đó, mình cũng vẫn cho con những món ăn bốc hấp mềm như BLW để xem con thích gì và có thể xử lý được những gì.

Có thể nói, mình cho con thử tất cả những gì mà mọi người xung quanh đang ăn (nhưng nấu nhạt khi bé dưới 1 tuổi). Nếu thức ăn đó bé có vẻ thích ăn nhưng cứng/dai bé không xử lý được, mình sẽ tìm cách làm cho bé ăn được dễ dàng hơn, ví dụ như không ăn được mực cắt nhỏ thì mình sẽ làm chả mực viên cho bé.

Mình cho bé ăn rau củ quả từ tháng thứ 4 nên bé quen vị, xử lý rau rất tốt từ khi chưa có răng. Chỉ cần mềm đủ thì bé sẽ tự bốc ăn. Rau nào dai thì mình xay/bằm nhuyễn hoặc bằm thô tuỳ tiến triển của bé. Rau có vị đắng bé không thích ăn bằng những rau củ có vị ngọt như su su, đậu que, hành tây, cà chua bi..., nhưng bé vẫn chịu thử và ăn rau cải ngọt, rau mùng tơi nấu canh chứ không cự tuyệt hoàn toàn màu xanh trong bữa ăn như bé lớn.

Ăn dặm tự nhiên
Bé ăn cháo (mẹ đút) xong mẹ cho ăn bốc thêm để mẹ có thời gian ăn

Mỗi bé một khác, vì cơ địa hoặc tạng của các bé khác nhau, nên nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé sẽ khác nhau. Mẹ có thể quan sát bé và quan sát chính mình - chồng mình - ông bà 2 bên để thấy bé có cơ địa giống ai, nhu cầu dinh dưỡng, sở thích của người đó như thế nào thì bé có thể cũng sẽ cần và thích giống như vậy.

Bé lớn nhà mình thích uống sữa (sữa mẹ hoàn toàn + sữa tươi tiệt trùng không đường từ 1 tuổi - chứ không thích sữa công thức) dù bú mẹ đến 22 tháng, thích ăn cá, cự tuyệt hải sản cua ghẹ tôm mực, thích canh rau có vị ngọt như canh chua, canh rau củ hầm, đậu que, bông cải và ghét rau lá. Bạn có cơ địa giống mẹ, nhóm máu O, nhanh nhẹn.

Bé nhỏ thì hoàn toàn khác, bé cự tuyệt sữa các loại, bú mẹ hoàn toàn đến nay là 17 tháng, thích ăn thịt và hải sản nhưng không thích ăn cá, rau ăn tốt đa số các loại và đặc biệt thích màu đỏ (cà chua, dưa hấu, nho, dâu,..). Bạn có cơ địa giống ba, nhóm máu A, chậm chắc, mắt ba cận từ nhỏ nên chắc bạn này cũng thiếu vitamin A nên thích các món màu đỏ.

Quan trọng nhất vẫn là mẹ giới thiệu nhiều món cho con, quan sát xem con thích ăn gì, và cân bằng cho con giữa việc thích và đủ chất ở mức con có thể hợp tác.

Ăn dặm tự nhiên
Con thích ăn dâu tằm, nhưng con còn thích bóp chèm nhẹp hơn. Mẹ cứ từ từ dọn nhé!

Mẹ mà căng thẳng khiến cho việc ăn của con trở thành ác mộng. Nên cứ tàn tàn mình ăn gì cho con thử nấy, đa dạng và mất thêm xíu công sức nhưng con không ăn cũng đừng nổi nóng với gương mặt ngây thơ và tính cách quyết liệt của bé. Dù sao đây cũng chỉ là ăn dặm để cho bé làm quen với thức ăn và có niềm vui thích ăn uống sau này thôi mà!

Và để bé được cự tuyệt, được đòi ăn, được lựa chọn trong ăn uống, sẽ còn là tiền đề của sự tự tin trong tính cách sau này của bé nữa đấy. Bé nào bị ép ăn, bị la, bị đánh sẽ quen với việc đè nén cảm xúc và không thực sự tự tin, không biết lắng nghe và thể hiện cảm xúc của bản thân về sau.

Vài chia sẻ của mẹ 2 con từ kinh nghiệm bản thân. Các mẹ bỉm cứ thử cho con mình và chia sẻ thêm với chủ thớt nếu có phát hiện nào lý thú về việc ăn uống của các con nhé! Mỗi bé thực sự mỗi khác, và chỉ có tình yêu & lý trí của mẹ mới mang lại hạnh phúc ăn uống trên đường đời cho con. Các mẹ cố lên!!!

]]>
<![CDATA[Hăm]]>https://nuoidaycon.blog/ham-ta/64f36b3f69afad04bdd85e3dThu, 05 Dec 2019 06:01:52 GMTHămHăm

Các bé sơ sinh tè ị thường xuyên và làn da các con còn quá mỏng manh, nhạy cảm nên rất dễ bị hăm, khóc hoặc bứt rứt khó chịu mà người chăm sóc nhiều khi không phát hiện ra nguyên nhân, rất tội cho các con. Nếu người chăm sóc để bé mặc tã bẩn quá lâu thì hăm là tất nhiên, nhưng sạch quá cũng hăm đấy các mẹ. Vì sao lại thế?

Hăm là do vi khuẩn hoạt động trên làn da con nớt của bé, gây ngứa ngáy, đỏ, đau rát và khó chịu cho bé. Vi khuẩn cần NƯỚC/dịch để sống và sinh sản, do đó, nếu chúng ta luôn giữ cho da của bé KHÔ thì sẽ hạn chế tối đa việc bé bị HĂM.

Bẩn và ướt thì hăm mình không nói rồi. Nhưng sạch sẽ quá, rửa nước cho bé liên tục mỗi khi bé tè ị mà không dùng bông/khăn giấy/khăn xô lau KHÔ hoặc hong KHÔ để lấy đi phần nước còn thừa trên da sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn, khiến bé dễ bị hăm. Đây cũng là một trong những cách xử lý sai lầm khiến tình trạng hăm của bé không cải thiện.

Đây là kinh nghiệm và lời khuyên 500 đồng của mẹ Thiện An để các con trải qua thời sơ sinh không bị hăm:

  1. Phòng ngừa hăm bằng cách giữ cho da của bé luôn khô:
  • Tắm xong lau khô da cho bé bằng khăn tắm xô, đặc biệt là dùng phần khăn khô hoàn toàn (tránh dùng khăn ẩm) thấm những chỗ kẽ ngấn như cổ, nách, lỗ hậu môn, bộ phận sinh dục, háng, đùi, lè, khuỷu tay, bắp tay... Nếu trời nóng ấm có thể hong khô cho bé một chút rồi hẵng mặc quần áo và tã.
  • Sau khi bé đi tè, có thể lau khô bằng khăn giấy khô/khăn xô mà không cần rửa nước, đặc biệt là khi trời lạnh. Bé có thể hôi một chút, nhưng chắc chắn sẽ không bị rít và hăm khi được lau KHÔ hoàn toàn.
  • Sau khi bé đi ị, mình dùng bông gòn (dạng viên/miếng hoặc mua cả kg bông về cắt sẵn miếng nhỏ vừa dùng) thấm vào ca nước ấm nhỏ để rửa đít nhẹ nhàng cho bé. Sau khi đã sạch, mình dùng tiếp khăn giấy khô để thấm nhẹ nhàng.
  • Hạn chế dùng khăn giấy ướt vì có thể có hoá chất và làm da bị ẩm ướt. Nếu dùng khăn giấy ướt, phải lau lại cho bé bằng khăn giấy khô.
  • Dùng bông gòn thấm khô cũng rất tốt vì bông mềm hơn các loại khăn, nhưng mình không thích dùng vì khi da ướt, sợi bông sẽ dính vào da. Cũng chẳng sao nhưng nhìn không thẩm mỹ lắm và mình sợ bé bị ngứa. Nên mình thích dùng khăn giấy khô hoặc khăn xô mềm.

2. Trị hăm bằng kem/dầu

Nếu đã bị hăm, sau khi lau khô da bé thì dùng kem chống hăm có bán ngoài nhà thuốc hoặc các tinh dầu (không nóng) như dầu dừa, dầu ô liu, baby oil... để tạo một lớp dầu trên da -> ngăn nước bẩn bám lại trên da ->  vi khuẩn không sống được -> chống hăm.

Thường thì mình dùng kem khoảng 1-3 ngày là hết hăm đỏ. Quan trọng nhất vẫn là giữ cho da bé luôn khô thì sẽ nhanh hết.

Thật dễ dàng để phòng ngừa và trị hăm tã phải không các bạn? Chỉ cần KHÔ, và tình yêu.

Chăm chồng và chăm con khác nhau ở chỗ KHÔ và ƯỚT này đó các mẹ!

**Tác giả: cười gian tà***

]]>
<![CDATA[Triết lý rang đậu]]>https://nuoidaycon.blog/triet-ly-rang-dau/64f36b3f69afad04bdd85e3cSun, 27 Oct 2019 20:17:51 GMT

Tám trăm năm anh chồng mới vào bếp. Anh nấu món đậu phộng (lạc) rang muối để bỏ hộp mang lên văn phòng nhâm nhi. Vợ anh khuyên nên để lửa nhỏ không thì bên ngoài cháy mà bên trong chưa chín.

Đứng đảo mới được một lúc mà chưa thấy đám đậu có dấu hiệu gì, anh than lâu.

Vợ anh phán: "Good thing takes time". Anh gật gù.

Vợ anh nói khi nào thấy vỏ lụa đậu bắt đầu tách ra (tiếng kêu tách tách nhỏ) thì rang thêm một chút nữa là được. Anh chẳng nghe thấy tiếng kêu gì nên rang hoài rang mãi đến khi sắp cháy rồi mới thấy mùi... thơm. Anh vốn bị viêm mũi dị ứng và nghẹt mũi thường xuyên.

Anh cắn thử 1 hạt và hơi đắng, anh than mất công rang lâu mà chẳng ngon.

Vợ anh lại phán: "Bad things takes too much time". Anh cười đồng ý - chí lý.


Lại nói chuyện rang đậu, lúc bé mẹ mình hay nói với con gái:

"Chỉ cần nhìn cách rang đậu là biết người đó có kiên nhẫn hay không. Những người rang cháy vỏ bên ngoài mà bên trong chưa chín tới là những người nóng tính, hấp tấp. Những người rang đậu xong, bên trong chín thơm mà vỏ bên ngoài cứ hồng như hạt đậu còn sống là những người cẩn thận, từ tốn, kiên trì."

Mỗi lần mình chuẩn bị bốc đậu phộng ăn là mình phải hỏi mẹ: Cái này rang chưa mẹ? Vì mẹ mình rang đậu rồi cứ như chưa rang. Mẹ mình cực kỳ cẩn thận, cụ tỉ.

Mình lấy chồng. Mẹ chồng mình lại ở chiều hướng ngược lại (nên may mắn cho mình vì mẹ chồng dễ tính haha).

Mình là một đứa nóng tính, hấp tấp, nhưng (chỉ) khi rang đậu mình lại tỏ ra là một cô nàng kiên trì. Chỉ bởi vì mình BIẾT rang đậu rất lâu. Hehe.

Nhanh cũng chết. Chậm cũng chết. Chỉ biết khi nào nhanh khi nào chậm thì mới có kết quả ngon lành.

Khôn cũng chết. Dại cũng chết. Chỉ có biết mới không chết thôi. (Trích lời cụ già ngồi trong công viên Làng Hoa mình gặp hôm nào)

]]>
<![CDATA[Đánh răng cho bé]]>https://nuoidaycon.blog/cach-danh-rang-cho-be/64f36b3f69afad04bdd85e3bFri, 11 Oct 2019 22:09:33 GMT

Rất nhiều mẹ, cũng như mình, hơi bối rối và thắc mắc đủ thứ về việc đánh răng cho bé, như khi nào thì bắt đầu đánh răng, đánh răng cho bé bằng cái gì, đánh răng cho bé như thế nào... Dù là răng sữa sẽ thay khi bé lớn hơn, nhưng rất nhiều bé bị sâu răng, đau răng, nụ cười kém xinh không lung linh sống ảo được vì ba mẹ, ông bà, cô giúp việc chưa biết cách chăm sóc răng miệng cho bé.

Đánh răng cho bé
Cả 3 mẹ con răng cỏ đều đẹp và đẹp đều :D

Mình xin chia sẻ bí kíp đánh răng cho bé có 1 không 2 của Nha sĩ Lê Thị Thuỷ Tiên với con trai của cổ, và mình cũng kiên trì áp dụng với 2 đứa con nhà mình. May quá, chưa đứa nào bị sâu răng cả, cả con mẹ chúng nó cũng chưa luôn :D. Mời các mẹ tham khảo nhé!

  1. Khi nào nên đánh răng cho bé?

Ngay khi có răng. Tất nhiên rồi. Sâu răng không đợi tuổi các mẹ ạ.

Trước đó, thỉnh thoảng khi thấy bé rêu lưỡi (bé nhà mình bú mẹ hoàn toàn, ăn dặm rau quả từ 4 tháng), mình cũng dùng gạc rơ lưỡi dạng xỏ vào ngón tay thấm nước muối sinh lý để chà sơ nướu (lợi) và lưỡi của bé. Sau khi bé có răng và chưa ăn đồ ngọt thì ngày nào trước khi đi ngủ giấc tối mình cũng đánh răng cho bé giống như thế. Bé nhỏ nhà mình hoàn toàn không ăn uống đồ ngọt trước 1 tuổi.

Nếu mẹ nào cho con ăn ngọt, uống sữa có đường, nêm nếm đường vào đồ ăn dặm, thì mình nghĩ là cần đánh răng cho bé trong vòng 20 phút sau khi ăn như người lớn hoặc ít nhất là trước khi đi ngủ buổi tối. Lý do là vào buổi tối, miệng không tiết ra nước bọt, vốn có chất diệt khuẩn, nên vi khuẩn hoạt động tự do. Ăn 1 cái kẹo vào buổi tối thì tốc độ sâu răng sẽ bằng ăn 10 cái kẹo vào ban ngày là thế.

Các bé hay bú sữa đêm có hàm răng rất... chán. Nên các mẹ cố gắng tập cho con cai sữa đêm càng sớm càng tốt, đừng lo con đói ban đêm vì ngoài sâu răng còn có nhiều hệ luỵ khác. Bé lớn nhà mình được bà ngoại cho ăn sô cô la đắng vào buổi sáng và chủ quan ko đánh răng, sau vài ngày thì mình mới phát hiện răng cửa trên của bé bị mẻ 1 miếng dù lúc đó bé mới chỉ có 2 răng trên và 2 răng dưới. Răng của các bé lúc này còn yếu nên ăn đồ ngọt rất dễ bị sâu, mẻ. Các mẹ và người nhà chăm sóc bé nên tránh cho bé ăn ngọt vì nhiều lý do, trong đó có sâu răng và dễ bị ốm bệnh.

2. Đánh răng cho bé như thế nào?

Nha sĩ Thuỷ Tiên - mình hay gọi đùa là Cô Tiên Răng, cô bạn khéo tay học Chuyên Anh - Phổ thông Năng khiếu TPHCM mà đậu đại học Á khoa Nha ĐH Y dược làm bao nhiêu đứa "rớt hàm" ngưỡng mộ, có chia sẻ bí kíp đánh răng cho bé gồm 2 bước:

  • Đánh răng
  • Chà răng để mặt răng bóng -> thức ăn khó bám vào mặt răng gây sâu răng

2.1. ĐÁNH RĂNG CHO BÉ:

2.1.1. Dụng cụ đánh răng cho bé

Cô Tiên Răng khuyến khích chúng ta giới thiệu bàn chải mềm nhỏ cho bé càng sớm càng tốt sau khi bé có răng và khi bé bắt đầu biết phun ra theo hướng dẫn của ba mẹ, thường là khoảng 18 tháng, thì có thể cho bé dùng kem đánh răng không có hoặc ít flouride loại dành cho em bé, có thể nuốt được.

Cha mẹ có điều kiện thì có thể mua kem đánh răng hữu cơ nhập khẩu Pháp/Mỹ/Hàn cho con có bán trên các trang thương mại điện tử như Tiki/Lazada/Shopee giá từ 120k trở lên, còn không ngoài siêu thị có bán kem Komodo nuốt được dành cho bé giá 30k, có chứa ít flo (flouride) giúp răng trắng và chắc. Bé nhà mình dùng loại này từ nhỏ tới giờ thấy ok, giá rẻ, dễ tìm, nhiều vị trái cây tuỳ sở thích của bé.

Lưu ý là nếu bé dùng kem đánh răng nhiều flo như của người lớn thì khi bé nuốt kem sẽ tích tụ trong cơ thể, sau này răng vĩnh viễn của bé mọc lên có thể sẽ bị xỉn màu. Mình có từng tham khảo thông tin này ở website của các cơ quan y tế các nước Mỹ Úc nhưng mình không có thời gian tìm lại nguồn. Các mẹ có thể kiểm chứng lại và chọn kem ít flo cho các con nhé!

2.1.2. Cách đánh răng cho bé

Chải kỹ tất cả các mặt răng, đặc biệt là mặt nhai của răng hàm.

Đánh bàn chải hướng lên xuống với mặt trong và mặt ngoài của răng để kéo thức ăn thừa ra khỏi kẽ răng.

Đánh bàn chải xéo 1 góc 45 độ ở phía chân răng và đánh lên phần nướu (lợi) để lấy sạch thức ăn và mảng bám vùng này, tránh viêm nướu, nha chu.

Đánh nhẹ mặt lưỡi và vòm miệng. Súc miệng là xong.

2.2. CHÀ BÓNG MẶT RĂNG

Theo cô Tiên Răng thì đây là "bí kíp" không phải ai cũng biết để có một hàm răng khoẻ mạnh và xinh đẹp cho cả người lớn và trẻ em. Như mình nói ở trên, chà răng để mặt răng bóng thì thức ăn sẽ khó bám vào mặt răng và giảm đáng kể tình trạng hư và ăn mòn răng, đặc biệt là với các bé nhỏ vì chúng ta rất khó đánh răng kỹ lưỡng bằng bàn chải cho các bé liên tục ngọ nguậy.

Với bé nhỏ ít răng, mẹ có thể dùng gạc rơ lưỡi thấm nước muối sinh lý hoặc nước ấm để chà các mặt răng. Với bé lớn hơn, cô Tiên Răng gợi ý mẹ dùng khăn bông hoặc khăn màn thấm nước ấm chà kỹ qua các mặt răng và chân răng của bé.

Mình đã áp dụng thử bí kíp của cô Tiên Răng. Mình quan sát kỹ răng con và thấy dù mình đánh răng cho bé nhưng trên mặt răng của bé vẫn hơi lợn cợn loang lổ. Sau khi chà răng thì thấy rõ những vệt vàng trên khăn bông, chứng tỏ mặt răng của bé vẫn còn bị bẩn sau khi đánh răng xong mà bàn chải không thể lấy đi hết và mắt thường không nhìn thấy được. Nếu dùng đúng 1 chiếc khăn để chà răng cho bé thì khoảng 2 tuần sau là mình muốn vứt cái khăn đi rồi vì trông nó rất bẩn, giặt máy và giặt tay bằng xà bông cũng không đi hết, chứng tỏ độ "bám lì", "bám dai" của mấy bạn này còn hơn son môi lì matte của chị em luôn ấy.

Cảm nhận của mình là bước đánh răng giúp lấy thức ăn ra khỏi KẼ RĂNG và CHÂN RĂNG rất tốt còn bước này thì lấy chất bẩn mịn ra khỏi MẶT RĂNG hiệu quả hơn đánh răng rất nhiều.  Nếu chỉ đánh răng mà không chà răng thì... giống như mình dùng chổi chà (chổi xương) để quét thềm gạch bông vậy, uổng cả nửa đời.

Làm xong bước này thì các mẹ yên tâm là răng con đã "sạch bong kin kít".

3. Mình dụ bé đánh răng như thế nào?

Ngay khi bé có răng, trước khi đi ngủ giấc tối, mình cho bé lên cái ghế nhún và vừa giỡn với bé vừa xỏ tay vào gạc rơ lưỡi thấm nước muối. Mình giả bộ làm con sâu màu trắng nhúc nhích cho bé xem rồi bé tự cầm tay đưa vào miệng nếm thử, cắn thử. Mình tranh thủ chà và kéo dài sự thích thú của bé... cho đến khi bé chán.

Khi bé đã biết phản kháng, mẹ mìn vừa ôm (giữ tay và đầu bé) vừa đánh răng và vừa giải thích với con là đánh răng là việc ai cũng phải làm, để không bị con sâu nó đục đau răng, để cười thật tươi thật xinh blah blah blah trong tiếng gào thét của bé, haha. Khi ba mẹ đánh răng (của ba mẹ) thì cố tình cho bé thấy và nói với bé là ai cũng phải đánh răng cả để bé biết là mình cũng không ngoại lệ.

Khoảng vài tuần, vài tháng (lâu mau tuỳ cá tính của bé), bé sẽ không phản kháng nữa mà ngậm ngùi chấp nhận. Ba mẹ để bé chơi tiếp trò đang chơi, đưa đồ chơi mới hoặc sách cho bé đọc trong lúc đánh chà răng là ok, miệng có thể lẩm bẩm: Đời không như là mơ con ạ, có những cái không thích cũng phải làm thôi!! Ahihi.

Khi bé khoảng 4 tuổi hơn (tuỳ vào khả năng tiếp thu và hợp tác của bé), mình khuyến khích, hướng dẫn và xem bé tự đánh răng. Mình đánh lại cho bé những chỗ chưa yên tâm và chà răng cho bé. Đến 5-6 tuổi thì bé có thể tự đánh răng, chà răng được, cũng như tắm rửa và các công việc vệ sinh cá nhân khác.

Hi vọng 500đ chia sẻ của mình các mẹ thấy hợp lý. Còn đừng hỏi mình địa chỉ phòng răng của Cô Tiên Răng, vì mình cũng hỏi mà cổ không chịu nói nên mình hông có xin cổ được 500đ tiền PR nào hết trơn á. Haizzz.

]]>
<![CDATA[Tắc tia sữa]]>https://nuoidaycon.blog/tac-tia-sua/64f36b3f69afad04bdd85e3aTue, 17 Sep 2019 22:09:27 GMTTắc tia sữa
Photo by Luiza Braun on Unsplash
Tắc tia sữa

Tắc tia sữa là nỗi sợ lớn nhất của nhiều bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Đây là đường tắt mà mình đã đi để vượt qua. Trong đó, mình đặc biệt nhấn mạnh việc cho bé bú trực tiếp và mẹ đổi tư thế bú, làm sao để lưỡi và môi dưới  của bé đặt ngay tia sữa bị tắc, là cách xử lý nhanh gọn lẹ và hiệu quả nhất.

Mình viết bài này hoàn toàn từ kinh nghiệm thực tế của bản thân và bạn bè, dù trên mạng có hàng triệu bài để tham khảo nhưng quá nhiều. Mẹ nào cần “xin 500 đồng” mẹo chữa thì thử xem đồ rẻ thế này có “xài” được không nhé!

2 nguyên nhân mà mẹ sữa bị tắc tia phổ biến nhất mình từng trải qua là:

  1. Tia sữa chưa thông khi mới vừa sinh bé

Trong vô vàn cảm xúc diễn ra những ngày đầu tiên khi đón con yêu về đội của mẹ, thì có niềm vui sữa về và sau đó là niềm… đau vì sữa về căng cả vú mà không ra được. Đặc biệt là với bé đầu tiên, bộ ngực sau gần 30 năm "phát huy tác dụng", cơ thể mẹ đã sản xuất sữa nhưng các đường ống rỉ sét lâu ngày chưa sử dụng nên tắc nghẽn. Bên cạnh đó, khi mới sinh bé, kể cả con thứ, cơ thể mẹ cũng chưa biết lượng sữa bé bú là bao nhiêu để điều tiết cho phù hợp, thôi cho hào phóng chút cho con bú thoải mái. Thế là... kẹt xe.

2. Lượng sữa trong bầu vú quá nhiều so với nhu cầu của bé/khả năng hút

Khi bé bú mẹ trực tiếp, có những ngày bé bú ít hơn bình thường, ví dụ như bé bị cảm cúm, mệt, đầy hơi, đau bụng... và cơ thể mẹ vẫn tiết sữa ra đều đặn như trước, nên bầu vú mẹ bị căng đau vì lượng sữa tích tụ quá nhiều.

Với những mẹ dùng máy hút sữa, lượng sữa hút bằng máy chỉ được khoảng 70-80% lượng sữa bé bú trực tiếp. Dù lượng sữa mẹ vắt ra ổn, đủ cho bé bú hoặc thậm chí dư, nhưng có một số tia sữa không thông hoặc ra ít sữa -> căng đau một số tia sữa nhất định trên bầu vú. Theo quan sát của mình, đó là do bé có vũ khí đặc biệt giúp bé bú hiệu quả ngoài lực mút, đó là cái lưỡi. Lưỡi bé làm điểm tựa nên bé mút mạnh hơn và tia sữa có cảm giác thông hơn so với khi vắt bằng máy.


Với mỗi nguyên nhân và tình huống, mình đã áp dụng cách xử lý khác nhau, và phòng bệnh hơn chữa bệnh các mẹ nhé. Mình liệt kê ra theo tuần tự thế này cho các mẹ sữa dễ hình dung theo trình tự thời gian:

  1. Mang thai từ tuần 37 trở đi: vệ sinh đầu ti thật kỹ

Nhiều mẹ thấy căng tức ngực, có sữa non, hoặc chất tiết dẻo dẻo trắng trắng chui ra đầu ti sớm. Bác sĩ của mình khuyên luôn vệ sinh đầu ti sạch sẽ bằng khăn màn (khăn sữa). Mình thì từ tuần 37 mới bắt đầu vệ sinh kỹ hơn, dùng khăn lau qua đầu ti, rồi dùng tay cầm đầu ti lên săm soi để moi ra hết những cặn đóng ở đầu ti, đồng thời dùng tay massage nhẹ nhàng bầu vú khi tắm. Việc này sẽ giúp đầu ra của tia sữa được thông thoáng, sạch sẽ khi bé ra đời. Bé sẽ dễ bú được sữa non và mẹ đỡ bị tắc tia hơn.

Mẹ nào muốn chuyển dạ sinh sớm từ lúc này để đỡ nặng nề và bé cũng không còn gọi là "sinh non", bác sĩ của mình cũng chỉ mình làm động tác dùng ngón cái và ngón trỏ đặt phía trên và dưới đầu ti ở mép vùng thâm quanh ti, rồi vừa ấn vừa bóp, giống như mẹ nào hay "nhéo" eo ông xã khi tăm tia gái đẹp trên đường ấy, hehe. Khi bóp đúng, mẹ sẽ có cảm giác hơi đau một chút, và tay bóp thì có cảm giác là trúng cái gì sật sật bên trong. Ngày làm 3-4 lần, mỗi lần khoảng 5-10 phút. Động tác này giống như mình giả làm bé bú, đây cũng là động tác vắt sữa mẹ bằng tay đó cả nhà.

Link tham khảo bằng tiếng Anh, có hình minh hoạ: https://www.wikihow.com/Do-Nipple-Stimulation-to-Induce-Labor

Mình bé đầu sinh mổ, bé thứ 2 muốn sinh thường mà tuần 39 rồi chưa thấy nhúc nhích gì nên cũng kích thích đầu ti cho mau có dấu hiệu. Khoảng 2 ngày sau là mình chuyển dạ, nhưng mà đau đẻ 1 ngày bé cũng ko xuống được do khung chậu hẹp nên lại mổ, hehe. Tuy nhiên, phải công nhận là cách này đơn giản mà hiệu nghiệm, WikiHow còn dặn các mẹ phải có điện thoại và người nhà kế bên để đi đẻ ngay cho kịp.

2. Những ngày đầu sau sinh: chuẩn bị máy hút sữa hoặc tìm hiểu cách vắt sữa bằng tay để dùng ngay khi cần

Cách vắt sữa bằng tay mình vừa nói ở trên. Đơn giản, tiết kiệm, nhưng mất thời gian và mẹ phải ngồi lâu. Sau sinh còn đau đớn đủ thứ, nên các mẹ cố gắng mượn tạm máy ai đó 1-2 tuần đầu, mẹ nào có điều kiện thì mua luôn máy hút tay, hút điện, 1 bên 2 bên gì cũng được.

Tuỳ cơ địa từng mẹ, sau khi sinh sữa sẽ về sớm hay muộn, nhưng chắc chắn là sẽ về. Với mình, sinh mổ 3-4 ngày sữa mới về, trong lúc chờ sữa mình cho con mút và vắt bằng máy 15-20ph dù chẳng được gì nhưng là để kích thích. Sau đó thì về ào ạt căng hết 2 bình mà con bú không hết nên phải vắt ra ngay sau mỗi lần con bú. Lúc sữa vừa về cũng là lúc hay bị tắc tia nhất nên cần nhất máy vắt sữa là lúc này.

3. Con bú mút là số 1

Mẹ tranh thủ cho bé bú mẹ trực tiếp, càng sớm càng tốt sau khi bé ra đời và duy trì càng lâu càng tốt. Với 2 bé nhà mình, máy hút sữa của mình chỉ dùng trong khoảng 1-2 tuần sau sinh khi cơ thể chưa điều tiết đúng lượng bé bú, và dùng sơ-cua tránh tắc sữa trong trường hợp bé bị ốm hay bú ít. Còn đâu, bé bú trực tiếp chính là cứu cánh cho tất cả mọi vấn đề, trong đó có tắc tia sữa.

Tắc tia sữa
Minh hoạ các tia sữa khi bé bú mẹ. Nguồn hình/Image Source: https://duniaanak.org

Mình không thể diễn đạt hết được mọi khía cạnh tuyệt vời của việc cho con bú mẹ trực tiếp, đặc biệt là mối liên kết kỳ diệu giữa mẹ và bé, giống như thần giao cách cảm ấy, khi nào mẹ biết bé đói (căng sữa), khi nào mẹ biết bé buồn ngủ (đòi mẹ, thèm mút mát), khi con bị đau cũng chỉ cần mút mát ti mẹ là quên đau ngay. Mẹ bị tắc sữa mà cho bé bú trực tiếp sẽ thông nhanh gọn lẹ hơn nếu biết cách "tận dụng" lực hút mạnh mẽ của bé.

Có quá nhiều vấn đề với việc hút sữa cho bé, cực mẹ (ngồi vắt mất thời gian, mất ngủ, đau lưng, hấp rửa dụng cụ liên tục, rã đông hâm nóng) mà không tốt cho bé (sữa không tươi ngon, vấn đề vệ sinh, dưỡng chất trong sữa mẹ thay đổi từng ngày theo nhu cầu của bé nên để qua ngày khác - tháng khác uống thì có thể cơ thể bé không còn cần nữa).

Tự nhiên cũng đã sinh ra sữa mẹ kỳ diệu có oxytocin, giúp bé ngủ dễ dàng. Nhưng cũng lạ là bé bú mẹ trực tiếp dễ ngủ hơn bé bú mẹ vắt ra, có thể bên cạnh oxytocin còn có thêm da tiếp da đầy yêu thương khi mẹ ôm bé làm bé thấy yên tâm ngủ, đỡ cực mẹ khoản cho bé ngủ. Và với mình, khoản này là mệt nhất.

Nên các mẹ cố gắng cho bé bú trực tiếp nhé. Khi nào gần đi làm thì tập bú bình sau. Mẹ đi làm sớm có thể duy trì cho bé bú bình (sữa mẹ vắt ra) 1 lần/ngày để bé quen, nhưng đây có thể là con dao 2 lưỡi vì một số bé có xu hướng thích bú bình hơn -> mẹ quanh quẩn vắt sữa cả ngày -> mẹ mệt -> sớm cho con bú sữa công thức.

4. Tư thế cho con bú giải thoát cơn đau tắc ngay tức thì

Nếu khi mới sinh, mình thường bị căng nóng râm ran hết cả bầu vú do sữa về quá nhiều, thì trong những ngày tháng sau đó, mình thỉnh thoảng dễ bị tắc một số tia sữa nhất định khi con bị ốm sốt, con vẫn bú nhưng mút yếu, bú ít.

Quan trọng nhất lúc này là mẹ sờ nắn bầu vú của mình và xác định được tia nào bị cương cứng, đau nhức. Mình dùng tay day ấn từ trong bầu xem tia nào bị cứng và lần tìm ra dần phía đầu ti để biết bé bú chỗ nào ở đầu ti thì sẽ giải phóng được tia sữa bị tắc ấy.

Khi bé bú thì lưỡi của bé đóng vai trò quan trọng, làm điểm tựa để bé mút được mạnh hơn, do đó mình cảm nhận rõ là những tia sữa ở vị trí môi dưới của bé sẽ được hút nhiều hơn những tia khác. Vì vậy khi bị tắc tia sữa, mình tranh thủ khi bé đói, tiến hành chỉnh tư thế cho con bú để làm sao lưỡi và môi dưới của bé nằm đúng vị trí tia sữa bị tắc. Mẹ có thể cho bé nằm ngửa và mẹ xoay người chống tay chân xuống giường để đến đúng vị trí mong muốn. Hoặc mẹ nhờ người nhà bế bé để mẹ xoay nếu bé ko hợp tác.

Tắc tia sữa
Trị tắc tia sữa: xoay tư thế cho bú để lưỡi và môi dưới của bé nằm đúng vị trí tia sữa bị tắc

Trông thì hơi kỳ dị, nhưng mình đảm bảo với các mẹ là nếu môi dưới của bé đặt đúng tia sữa đang bị căng tắc, thì bé mút phát nào là mẹ thấy nhẹ cả người phát đó luôn. Kỳ diệu lắm luôn ấy, lúc đó mình phải nói cảm ơn con thành tiếng.

5. Can thiệp từ bên ngoài giảm đau, giảm tiết sữa

Đây chính là những điều các mẹ tìm thấy trên Google và kinh nghiệm của người đi trước nhiều nhất. Nhưng với mình, những cách này đều là giải pháp tạm thời, hỗ trợ chứ không giải quyết được sự cấp bách của cơn đau tắc tia. Những cách đó mình gom chung lại là giảm đau tức thời và giảm tiết sữa.

  • Massage bầu ngực và chườm ấm các thể loại
  • Đắp lá bắp cải bỏ ngăn mát tủ lạnh lên toàn bộ bầu vú để giảm sưng đau
  • Thức ăn giảm tiết sữa: bắp cải, trà lá đinh lăng phơi khô, lá mít, các loại lá dân gian gọi là “thông sữa” nhưng thực chất là giảm tiết sữa.
  • Tham khảo (tiếng Anh) https://thelittlemilkbar.com/blog/2019/5/16/how-to-unclog-a-milk-duct-when-breastfeeding

Với những thức ăn, đồ uống, mình đặc biệt nhấn mạnh là không nên lạm dụng lâu dài. Lạm dụng có thể làm giảm sữa, tiêu sữa của con luôn. Ví dụ mình bị tắc tia lúc mới sinh bé đầu và bà ngoại cho mình uống nước lá đinh lăng phơi khô với tác dụng là "thông sữa", có vẻ cũng có tác dụng vì lúc đấy làm hết mọi cái để đỡ đau nên chẳng biết cái nào là tác dụng chính. Sau đó mình bị thiếu sữa và bà vẫn tiếp tục cho uống với công dụng tăng sữa, nhưng tới 2 tháng vẫn thiếu sữa. Cuối cùng mình bỏ uống linh tinh, bỏ bú bình, bỏ đong đếm bé bú được bao nhiêu, chỉ cho bé bú mẹ, mới đủ sữa cho con. Bé bú mới là giải pháp an toàn, triệt để - mẹ cứ quẳng gánh lo đi mà cho bú.

6. Đau không chịu nổi, sưng, sốt — đến bệnh viện ngay

Tới nước này thì hãy để những người có chuyên môn xử lý. Mình chỉ kể chuyện nghe chơi thôi.

Con bạn thân của mình, bình thường thì “màn hình phẳng” mà sinh đứa đầu mấy ngày đầu sữa về nhiều, 2 bầu vú căng to, nóng đỏ, tắc tia sữa phát sốt. Lúc đó mình đang ở Singapore và chưa có con nên bà ngoại bé sai gì giúp nấy chứ không biết làm gì hơn. Nào là chườm nóng, massage, bóp nặn tia sữa búa xua. Nó thì quằn quại đau đớn, máy hút không có tác dụng, bà ngoại thì hì hụi bóp và mình còn bóp phụ đến thâm tím cả bầu vú mà sữa chỉ ra được vài giọt. Đến bây giờ mình nghĩ lại vẫn thấy sợ quá, và thương nó quá vì lúc đấy mình chưa có kinh nghiệm như bây giờ, tiền khám bệnh bên đó lại đắt nên con bạn mình chịu đựng được gần 1 tuần thì đi bệnh viện. Hic. Bệnh viện KK nơi 80% dân Singapore được sinh ra chỉ massage cho bạn rồi nói về đắp lá bắp cải bỏ tủ lạnh giảm đau và cho con bú - vắt sữa.

Đến phiên mình, bình thường đã hơi bị nở nang, sinh mổ đứa đầu tới 4 ngày sau sữa mới về. Mà mình còn chả biết là sữa đã về cơ. Cô bạn đồng nghiệp cũ vào thăm (lúc này con bạn 5 tháng hơn) và hỏi mình có sữa chưa. Mình nói thấy đau tức ngực rồi mà cho con bú chẳng thấy nó bú được gì, mút mãi ko được nó cáu nên phải cho ti bình (sữa mẹ… người ta mình xin được). Thật vi diệu, người có kinh nghiệm có khác, bạn mình sờ sờ ấn ấn, và vắt những giọt sữa đầu tiên bằng tay ra cho mình thấy và phán: “Có sữa non rồi đây cậu này, cho bé bú nhiều vào, bé bú xong dùng máy vắt ra nhé". Và ngay sau đó là tắc tia. Cũng y như với bạn mình, chườm chiếc, uống đủ thứ nhưng đỡ hơn là mình còn đang nằm trong bệnh viện. Hộ sinh cũng phán, cho bé bú nhiều vào và vắt sữa.

Có bạn mình ngực khổng lồ, trước khi sinh bs đã phán là ngực này rất dễ bị tắc tia. Y như rằng, 1 tháng sau sinh liên tục bị tắc tia, nứt cổ gà, sốt, đau đớn đủ thứ trong khi mong muốn cho con bú sữa mẹ thì mãnh liệt vô bờ mà không thể thực hiện được. Thôi thì chấp nhận uống kháng sinh trị viêm tắc tia và mất sữa để còn lấy sức chăm con. Bạn nói trong bệnh viện nhiều mẹ bị áp xe, viêm tắc và có mủ trong tia sữa, phải luồn ống vào từng tia sữa hút mủ ra, không thuốc tê, và làm mỗi ngày. Hoặc phải rạch sống tia sữa hút mủ để cứu mẹ. Huhu. Đau đớn thể xác là vậy, nhưng tinh thần còn quan trọng hơn, vì mẹ nào cũng muốn cho con bú sữa mẹ và sẽ rất dằn vặt, đau khổ vì không làm được. Thương chị em mình.

Mình mong bài viết này có ích cho các mẹ sữa để đề phòng và trị tắc tia sữa một cách bài bản, đơn giản và hiệu quả.

Combo giá 500 đồng cho món tắc tia sữa này của mình là: cho con bú trực tiếp - vắt sữa thừa nếu bị căng tức - tư thế cho bú giải thoát tia sữa bị tắc.

Và nếu đã làm mọi cách mà vẫn không được, thì thôi mẹ hãy nhẹ nhàng nuôi con bằng sữa đi xin hoặc sữa công thức. Bé có thể sống bình thường mà không có sữa mẹ, nhưng không thể sống bình thường nếu thiếu mẹ. Sức khoẻ và tính mạng của mẹ là quan trọng nhất để nuôi con, chị em mình nhé!

]]>